Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Bùi Văn Nhu”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 14:
'''Bùi Văn Nhu''' (1920-1984) là một sĩ quan chỉ huy cao cấp của [[Cảnh sát Quốc gia Việt Nam Cộng hòa]], cấp bậc [[Chuẩn tướng]]. Ông xuất thân từ một Công chức thuộc sở Liêm phóng (Cảnh sát-Công an) của Pháp và phục vụ trong ngành này không gián đoạn từ năm 1939 đến năm 1975, ông được xem là nhân viên cảnh sát thâm niên nhất của ngành [[Cảnh sát Việt Nam Cộng hòa]].
 
==Thân thế và sự nghiệp==
Ông sinh ngày [[20 tháng 12]] năm 1920 trong một gia đình điền chủ khá giả tại Long Hiệp, Bến Lức, Long An, miền Tây Nam phần Việt Nam. Năm 1938, ông tốt nghiệp Trung học chương trình Pháp tại Long An với văn bàng Thành Chung.
 
===Gia nhập ngành Liêm phóng Pháp===
Ngày 21 tháng 1 năm 1939, ông tình nguyện gia nhập ngành Công an của Chính quyền Thuộc địa, làm một nhân viên Hành chính trong [[Sở Liêm phóng Đông Dương]], thuộc quyền Chánh sở Nam Kỳ, phục vụ tại Phân cuộc Nhất Công an với chức vụ là Phiên dịch viên. Trung tuần tháng 10 cùng năm, ông chính thức được vào hạng Công chức với bậc Thư ký Thông ngôn tập sự ngạch Cảnh sát. Tháng 2 đầu năm 1941, ông được thăng cấp Thư ký Thông ngôn hạng 6. Dù có gián đoạn một thời gian ngắn do thời cuộc ''(Nhật đảo chính Pháp, Cách mạng tháng 8)'' nhưng khi Pháp tái chiếm lại [[Đông Dương]], ông vẫn tiếp tục phục vụ và thăng tiến ngạch trật Hành chính. Từ 1946 đến năm 1949, ông tuần tự được thăng ngạch từ Thư ký Thông ngôn hạng 5 cho đến hạng 2.
 
===Phục vụ ngành Cảnh sát Quốc gia Việt Nam===
Năm 1950, Phủ Cao ủy Pháp tại Đông Dương dần chuyển giao các bộ phận phụ trách về an ninh và cảnh sát cho Ty Giám đốc Cảnh sát và Mật thám Quốc gia ''(sau đổi thành Nha Tổng Giám đốc Cảnh sát và Công an Quốc gia<ref>Nghị định Số 59/BNV ngày 24/4/1950</ref>)'' thuộc Bộ Nội vụ Quốc gia Việt Nam. Phần lớn nhân viên người Việt đang phục vụ trong Sở Liêm phóng Đông Dương được thăng ngạch và chuyển sang Ty Giám đốc Cảnh sát và Mật thám Quốc gia, đặt dưới quyền của Tổng kiểm tra Mai Hữu Xuân<ref>Thanh Kim Pham, ''Lịch sử ngành Cảnh sát Quốc gia Việt Nam Cộng hòa''.</ref>. Ngày 20 tháng 3 cùng năm, ông được thăng lên ngạch Biên tập viên hạng 4. Ngày 29 tháng 8 năm 1952, ông được cử làm Trưởng Phân cuộc Nhất thuộc Nha Công an Nam phần. Một thượng cấp của ông thời bấy giờ là Quận trưởng Trần Bá Thành, Phó giám đốc Nha Công an Nam phần.
 
Trung tuần tháng 6 năm 1954, ông được thăng ngạch Quận trưởng hạng 5, vẫn tiếp tục giữ chức vụ Trưởng Phân cuộc Nhất thuộc Nha Công an Nam phần, qua suốt cả thời kỳ Giám đốc Lại Văn Sang. Sau khi Bình Xuyên bị đánh bật khỏi Sài Gòn, ông vẫn được giữ lại chức vụ cũ, dưới quyền thượng cấp cũ là Trung tá giả định Trần Bá Thành, lúc này đã giữ chức Giám đốc Nha Công an Nam phần ''(một thuộc cấp thân tín của Giám đốc Trần Bá Thành là Thiếu úy giả định Nguyễn Văn Khiêm, một tình báo viên quan trọng của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, được cử làm Phụ tá Trưởng Phân cuộc 1 Bùi Văn Nhu).<ref>Nguyễn Văn Khiêm, ''Giữa hai trận tuyến''. NCB Thanh niên, 2014. tr. 98.</ref><ref>Nguyễn Văn Khiêm, ''Giữa hai trận tuyến''. NCB Thanh niên, 2014. tr. 110.</ref>
 
===Thời kỳ Đệ nhất Cộng hòa===
Sau khi chính thể Việt Nam Cộng hòa chính thức được thành lập từ cuối tháng 10 năm 1955. Ngày 1 tháng 1 năm 1956, ông được thăng ngạch Quận trưởng hạng 4 tại nhiệm. Hạ tuần tháng 12 cùng năm, ông được giữ chức vụ Trưởng Ty Cảnh sát Đặc biệt. Năm 1957, ông được cử đi công du quan sát ngành Cảnh sát của Hồng Kông. Đầu năm 1958, ông được thăng ngạch Quận trưởng hạng 3, được cử đi công du hội thảo về hoạt động của Cộng sản tại Singapore. Tháng 8 cùng năm, Nha Công an Nam phần giải thể, ông được chuyển sang giữ chức vụ Phó sở, rồi Chánh sở Trung ương Tình báo ''(tiền thân của Phủ Đặc ủy Trung ương Tình báo sau này)''. Cuối năm, lần thứ hai, ông lại được cử đi công du hội thảo về hoạt động của Cộng sản tại Singapore.
 
Đầu tháng 1 năm 1960, ông được thăng ngạch Quận trưởng hạng 2 tại nhiệm. Đến trung tuần tháng 5 năm 1961, ông đảm nhiệm chức vụ Chánh sở Chuyên môn thuộc Tổng nha Cảnh sát Quốc gia. Tháng 7 cùng năm, ông được thăng cấp Kiểm tra hạng 3 tại nhiệm.
 
===Thời kỳ Đệ nhị Cộng hòa===
Sau đảo chính ngày 1 tháng 11 năm 1963, tướng [[Mai Hữu Xuân]] được bổ nhiệm chức vụ Tổng giám đốc Tổng nha Cảnh sát Quốc gia, ông được giữ chức vụ Chánh sở Nội vụ thuộc Tổng nha Cảnh sát Quốc gia.