Khác biệt giữa bản sửa đổi của “James II của Anh”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n →‎Tổ phụ: sửa chính tả 3, replaced: thứ 4 của → thứ tư của using AWB
nKhông có tóm lược sửa đổi
Dòng 32:
'''James II và VII'''<ref name=james7>Ở Scotland, người ta gọi ông là James VII vì trước thời ông, nước Scotland có 6 vị vua khác mang hiệu là James.</ref> ([[14 tháng 10]] năm [[1633]] – [[16 tháng 11]] năm [[1701]])<ref>Một khẳng định tìm thấy ở nhiều nguồn mà James II qua đời ngày 06 tháng chín năm 1701 (ngày 17 tháng 9 năm 1701 theo lịch mới) có thể là kết quả của một tính toán sai lầm được thực hiện bởi một tác giả vô danh ghi trong tài liệu "An Exact Account of the Sickness and Death of the Late King James II, as also of the Proceedings at St. Germains thereupon, 1701, in a letter from an English gentleman in France to his friend in London" (Somers Tracts, ed 1809-1815,. XI, tr 339-342). Tài liệu này viết: "Và vào thứ sáu ngày liền 17, khoảng ba giờ chiều, nhà vua đã chết, những ngày ông luôn luôn tuyệt thực để tỏ lòng thành kính với tình yêu của Đấng cứu thế thiêng liêng, ngày này ngày ông từng mong muốn được chết, và vào giờ thứ chín, theo vào tài liệu của người Do Thái, khi Đấng Cứu Thế chúng ta đã chịu đóng đinh." Vì 17 tháng 9, 1701 [[Lịch mới]] rơi vào ngày thứ bảy nhưng tác giả khẳng định rằng James qua đời vào ngày thứ Sáu, "ngày ông từng mong muốn được chết", một kết luận không thể tránh khỏi là các tác giả tính nhầm ngày mà sau này đã được đưa vào nhiều công trình tham khảo. Xem "The English Historical Documents 1660–1714", hiệu đính bởi bởi Andrew Browning (London và New York: Routledge, 2001), 136-138.</ref> là vua của [[Vương quốc Anh|Anh]] và [[Vương quốc Ireland|Ireland]] với vương hiệu '''James II''' và cũng là vua của [[Scotland]] với vương hiệu '''James VII''',<ref name=james7/> từ ngày [[6 tháng 2]] tháng [[1685]] tới [[11 tháng 12]] năm [[1688]]. Ông là vị vua theo [[Giáo hội Công giáo Rôma|Công giáo La Mã]] cuối cùng cai trị ba vương quốc [[Vương quốc Anh|Anh]], [[Vương quốc Scotland|Scotland]] và [[Vương quốc Ireland|Ireland]]. James thừa hưởng ngôi báu từ người anh trai [[Charles II của Anh|Charles II]] sau khi Charles II qua đời vào năm 1685 mà không có một người con hợp pháp nào. Từ ngày đầu ở ngôi, ngày càng nhiều thành viên của các phe phái chính trị và tôn giáo của Anh chống lại James vì ông quá thân thiện với [[Pháp]], quá xem trọng [[Giáo hội Công giáo Rôma|Công giáo La Mã]] và việc ông [[quân chủ chuyên chế|quá chuyên quyền]]. Sự căng thẳng này bùng nổ khi nhà vua có được một [[Thái tử|Hoàng thái tử]] theo Công giáo La Mã là [[James Francis Edward Stuart]], những quý tộc hàng đầu liền kêu gọi vương công [[William III của Anh|William III xứ Orange]] (con rể và cháu của James) đem quân từ [[Hà Lan]] đổ bộ vào Anh. Điều này buộc James chạy khỏi Anh (và vì thế ông bị Quốc hội Anh xem như tự thoái vị)<ref>[[Quốc hội Quy ước (1689)|Quốc hội Quy ước Anh]] cho rằng James thoái vị vào ngày [[11 tháng 12]] năm 1688. [[Quốc hội Scotland]] vào ngày [[11 tháng 4]] năm 1689 tuyên bố ông mất ngôi báu.</ref> trong cuộc [[Cách mạng Vinh Quang]] năm 1688. Nối ngôi ông chính là William, với Vương hiệu William III, đồng cai trị với vợ (và cũng là con gái của James) là [[Mary II của Anh|Mary II]] trong thời kỳ gọi là [[William và Mary]] từ năm 1689. James sau đó đã có những nỗ lực mạnh mẽ nhằm giành lại ngôi báu với việc ông đổ bộ lên Ireland năm 1689 nhưng ông buộc phải nhanh chóng quay về Pháp mùa hè năm 1690, sau sự kiện lực lượng thân ông là [[Những cuộc nổi dậy Jacobite|Jacobite]] bị lực lượng [[Williamite]] của William đánh bại tại [[trận sông Boyne]]. Ông trải qua phần đời còn lại như là một người tranh chấp ngai vàng Anh tại một lâu đài ở Pháp dưới sự bảo trợ của người anh họ và đồng minh là vua [[Louis XIV của Pháp]].
 
Vua James II được biết đến nhiều vì niềm tin của ông vào chủ nghĩa [[quân chủ chuyên chế]] và những nỗ lực nhằm đem lại [[tự do tín ngưỡng|tự do tôn giáo]] cho thần dân của mình, những điều trái với đòi hỏi của [[Quốc hội Anh]]. Quốc hội Anh, vốn đang chống lại chủ nghĩa chuyên chế đang lên cao ra tại nhiều quốc gia [[Châu Âu]] khác cũng như phản đối việc [[Anh giáo]] mất [[Quốc giáo|vị thế tối cao trong luật pháp]], cho rằng sự bất đồng của họ là cách để bảo vệ "những tự do vốn có của nhân dân Anh", theo như cách gọi của họ. Sự căng thẳng này làm cho bốn năm cai trị của vua James II trở thành một cuộc tranh chấp về quyền lực của Quốc hội Anh và nhà vua, điều mà rốt cụccuộc làm James phải mất ngôi. Việc này còn dẫn đến sự kiện Quốc hội thông qua Luật về các Quyền năm 1689 (''Bill of Rights 1689'') nhằm tăng quyền cho chính mình và hạn chế vương quyền, và việc [[Nhà Stuart]] bị thay thế bởi [[nhà Hanover]] qua Đạo luật về Quyền kế vị 1701 (''Act of Settlement 1701'').
 
== Thiếu thời ==
Dòng 40:
 
== Nội chiến Anh ==
Vào năm 1642, James được đưa vào hội [[Huân chương Garter]]<ref>Callow, 36</ref> và sau đó ông trở thành [[Công tước xứ York]] vào ngày 22 tháng 1 năm 1644.<ref name=callow31/> Khi xung đột giữa vua cha Charles I và Quốc hội biến thành [[Nội chiến Anh|cuộc nội chiến]], James đang ở tại [[Oxford]], một thành trì trung thành với Hoàng gia.<ref>Callow, 42; Miller, 3</ref> Khi thành phố đầu hàng sau trận bao vây Oxford năm 1646, các lãnh đạo của Quốc hội ra lệnh giam giữ James tại Cung điện Thánh James.<ref>Callow, 45</ref> Vào năm 1648, ông bỏ trốn và cải trang đi đến thủ đô [[Den Haag]] của [[Hà Lan]].<ref>Callow, 48–50</ref> Sau khi Charles I bị phe nổi dậy xử tử vào năm 1649, phe bảo hoàng đưa anh trai của James lên ngôi với vương hiệu [[Charles II của Anh]].<ref name=royle517>Royle, 517</ref> Charles II được [[Quốc hội ScolandScotland]] và [[Quốc hội Ireland]] công nhận và ông lên ngôi vua ScolandScotland tại [[Scone, Perth và Kinross|Scone]] vào năm 1651. Mặc dù Charles II còn tự xưng làm vua Anh tại [[Jersey]], ông không thể giữ chắc được ngôi vị này và hậu quả là ông phải chạy đi [[Pháp]] và sống lưu vong tại đây.<ref name=royle517/>
 
== Lưu vong ở Pháp ==
Dòng 75:
Tại Anh Quốc, [[Anthony Ashley-Cooper, Bá tước thứ nhất của Shaftesbury|Bá tước thứ nhất của Shaftesbury]], người từng giữ chức vị quan đại thần đầu triều và là nhân vật chống Công giáo chủ chốt, tìm cách loại trừ James khỏi danh sách những người kế thừa ngai vàng.<ref>Miller, 99–105</ref> Một vài thành viên của Quốc hội còn đề nghị vua Charles II truyền ngôi cho người con bất hợp pháp là [[James Scott, Công tước thứ nhất của Monmouth]].<ref>Harris, 74</ref> Vào năm 1679, khi [[Dự luật Loại trừ]] (''Exclusion Bill'') có khả năng được thông qua, vua Charles II phải giải tán Quốc hội.<ref>Miller, 93–95</ref> Hai [[Danh sách Quốc hội Anh|Quốc hội]] khác được bầu lên vào năm 1680 và 1681, nhưng cũng bị giải tán vì những lý do tương tự.<ref>Miller, 103–104</ref> Cuộc Khủng hoảng Loại trừ góp phần vào sự phát triển của hai đảng phái nước Anh: [[Đảng Whig Anh|phe Wig]] thì ủng hộ Đạo luật Loại trừ, trong khi phe [[Tory]] thì phản đối. Cuối cùng, James không bị mất quyền kế vị, nhưng ông không được làm việc cùng các quan đại thần đầu triều, và phải đóng vai trò nhỏ bén hơn trong Chính phủ của vua Charles II.<ref>Miller, 90</ref>
 
Theo lệnh của nhà vua, James rời khỏi nước Anh mà đến [[Bruxelles|Brussels]] thuộc [[Bỉ]].<ref>Miller, 87–91</ref> Vào năm 1680, ông trở thành Quan Đại diện cao cấp (''Lord High Commissioner'') của xứ ScolandScotland và đến sống tại [[Cung điện Holyrood]] ở [[Edinburgh]] nhằm trấn áp một cuộc nổi dậy và trông coi chính quyền thuộc hoàng gia.<ref>Miller, 95</ref> James sau đó quay về Anh trong thời gian ngắn khi mà Charles bệnh nặng và gần như sẽ chết.<ref>Miller, 98–99</ref> Làn sóng buộc tội chống lại James cuối cùng cũng qua đi, nhưng quan hệ giữa James với nhiều thành viên Quốc hội Anh bao gồm Bá Tước xứ Danby [[Thomas Osborne, Công tước thứ nhất xứ Leeds|Thomas Osborne]] (vốn là đồng minh cũ của James) mãi mãi xấu đi và điều này còn trở thành một nhân tố lớn gây khó khăn cho James.<ref>Miller, 89; Callow, 180–183</ref>
 
=== Được khôi phục ===