Khác biệt giữa bản sửa đổi của “James II của Anh”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
nKhông có tóm lược sửa đổi
nKhông có tóm lược sửa đổi
Dòng 43:
 
== Lưu vong ở Pháp ==
Giống như anh trai mình, James tìm kiếm sự tỵ nạn ở Pháp và sau đó ông gia nhập Quân đội Pháp, dưới quyền của [[Nguyên soái|Thống chế]] [[Henri de la Tour d'Auvergne, Tử tước Turenne|Turenne]], chiến đấu chống lại phe [[Fronde]] và sau đó chống lại đồng minh Tây Ban Nha của phe này.<ref name=miller16>Miller, 16–17</ref> Trong thời gian phục vụ Quân đội Pháp, James có được kinh nghiệpnghiệm thực chiến đầu tiên của mình. Theo một nhân chứng, ông "''luôn bạo dạn và tiến lên dũng cảm để hoàn thành mọi thứ''".<ref name=miller16a>Nguyên văn tiếng Anh: ''ventures himself and chargeth gallantly where anything is to be done'', Miller, 16–17</ref> Năm 1656, khi mà anh trai Charles của James giao kết đồng minh với kẻ thù của Pháp là Tây Ban Nha, James bị trục xuất khỏi Pháp và bị loại ngũ khỏi quân đội của Thống chế Turenne.<ref>Miller, 19–20</ref> James sau đó tranh cãi dữ dội với anh trai của mình về việc Charles chọn giao kết với Tây Ban Nha thay vì Pháp. Với một cuộc sống lưu vong nghèo khổ, cả Charles và James hầu như không có thể làm gì để tác động vào cục diện quan hệ rộng lớn giữa các vương quốc, và cuối cùng James cùng em trai [[Henry Stuart, Bá tước xứ Gloucester|Henry]] của mình đi đến [[Brugge|Bruges]] thuộc [[Bỉ]] và gia nhập Quân đội Tây Ban Nha dưới quyền tướng [[Louis II de Bourbon, Prince de Condé|Louis, Vương công của Condé]]. Sau đó ông đối đầu với những đồng đội cũ trong quân đội Pháp của mình trong trận đánh tại [[Trận Dunes (1658)|Dunes]].<ref>Miller, 19–25</ref> Trong những năm tháng phục vụ Quân đội Tây Ban Nha, James kết bạn với hai anh em Công giáo người [[Cộng hòa Ireland|Ireland]] theo hầu nhà vua, [[Tổng Giám mục Peter Talbot|Peter]] và [[Richard Talbot, Bá tước thứ nhất của Tyrconnell|Richard Talbot]], và trở nên hơi ghẻ lạnh với những quân sư Anh giáo của anh trai ông.<ref>Miller, 22–23</ref> Vào năm 1659, nước Tây Ban Nha ký kết [[Hiệp định dãy Pyrenees|hiệp ước hòa bình]] với Pháp. Do nghi ngờ về những cơ hội giành lại ngôi báu của anh mình, James nghĩ đến việc nhận lời mời của làm Đô đốc Hải quân của người Tây Ban Nha.<ref>Miller, 24</ref> Cuối cùng, ông khước tứ chức vị này. Năm sau đó, tình hình nước Anh hoàn toàn thay đổi và Charles II lại được đưa lên ngôi.<ref>Miller, 25</ref>
 
== Khôi phục vương vị ==
Dòng 65:
Vì lo sợ những ảnh hưởng của các tín đồ Công giáo trong triều đình, Quốc hội Anh ra một đạo luật mới tên [[Luật Khảo sát]] (''Test Act'') năm 1673.<ref name=miller69>Miller, 69–71</ref> Luật mới này đòi hỏi tất cả quan lại và tướng tá quân đội phải ra một lời tuyên thệ. Lời tuyên thệ này buộc họ phải chối bỏ [[phép thánh thể]] và lên án một số lễ nghi khác của Công giáo như là sự mê tín và mê muội và chấp nhận bí tích thánh thể của [[Anh giáo]].<ref>Kenyon, 385</ref> James từ chối thực hiện bất cứ yêu cầu nào của Luật Khảo sát và thay vào đó ông từ bỏ chức Đại Đô đốc của Hải quân Anh. Và chính việc này đã công khai việc James đã cải đạo.<ref name=miller69/>
 
Vua Charles II chống đối việc caỉcải đạo, và huấn lệnh rằng, các con gái của James là Mary và Anne phải được nuôi dạy với tư cách là những tín đồ Kháng Cách.<ref>Waller, 92</ref> Tuy nhiên, ông cho phép James cưới một tín đồ Công giáo là [[Mary xứ Modena]] - một Công nương mới 15 tuổi người [[Ý]].<ref>Waller, 16–17</ref> Ngày 20 tháng 11 năm 1673, James tiến hành việc cưới vắng mặt Mary theo nghi lễ Công giáo.<ref>Miller, 73</ref> Ngày 21 tháng 9, Mary tới Anh Quốc và Giám mục Oxford là [[Nathaniel Crew, Nam tước họ Crew thứ 3|Nathaniel Crew]] tiến hành một vài nghi lễ Anh giáo và không làm gì hơn ngoài công nhận cuộc hôn nhân Công giáo của James và Mary.<ref>Turner, 110–111</ref> Nhiều người Anh, vốn chẳng tin vào Công giáo, xem vị Công nương mới của xứ York là một gián điệp của [[Giáo hoàng Clêmentê X]].<ref>Waller, 30–31</ref>
 
=== Cuộc Khủng hoảng Loại trừ ===
Dòng 88:
=== Hai cuộc nổi dậy ===
{{chính|Cuộc nổi dậy Monmouth}}
Ít lâu sau khi lên ngôi, tân vương James II phải đối phó với một phong trào [[Cuộc nổi dậy Monmouth|nổi dậy]] ở miền Nam Anh Quốc, do cháu trai ông là [[James Scott, Công tước thứ nhất của Monmouth|Công tước của Monmouth]] lãnh đạo, và một cuộc nổi dậy khác tại Scotland do [[Archibald Campbell, Bá tước thứ 9 của Argyll|Archibald Campbell]], [[Bá tước của Argyll]] khởi xướng.<ref>Miller, 140–143; Harris, 73–86</ref> Cả Argyll và Monmouth đều tiến quân từ [[Cộng hòa Hà Lan|Holland]], nơi cháu đồng thời là con rể của vua James II - [[William III của Anh|William xứ Orange]] - quên ngăn cản họ hoặc chấm dứt việc chiêu mộ binh sĩ của họ.<ref>Miller, 139–140</ref> ArgylldArgyll đi thuyền đến xứ Scotland và, khi đặt chân lên đây, tuyển thêm binh lính chủ yếu từ [[gia tộc Campbell]] của ông ta.<ref name=harris75>Harris, 75–76</ref> Nhà vua nhanh chóng đàn áp cuộc nổi dậy, và bản thân Argyll bị bắt sống tại [[Inchinnan]] vào ngày [[18 tháng 6]] năm 1685.<ref name=harris75/> Argyll không bao giờ trở thành một mối đe dọa đáng kể đối với nhà vua bởi vì ông ta đến nơi với một lực lượng ít hơn 300 người và không thể kêu gọi được nhiều hơn để gia nhập và chiến đấu dưới ngọn cờ của mình.<ref>Harris, 76</ref> Argyll sau đó bị dẫn độ đến Edinburgh. Tại đây, Argyll không bị xét xử gi bởi trước đó ông đã bị xử và kết án tử hình. Nhà vua phê chuẩn cái án này và ra lệnh Argyll phải bị xử tử trong vòng ba ngày sau khi lệnh phê chuẩn của mình đến nơi.
 
Quân nổi dậy của Monmouth và Argyll có phối hợp với nhau, như Monmouth còn nguy hiểm hơn đối với nhà vua. Monmouth xưng vương tại [[Lyme Regis]] vào ngày [[11 tháng 6]].<ref>Harris, 82–85</ref> Ông ta tìm cách chiêu mộ binh sĩ, nhưng không thể xây dựng một đội quân đủ mạnh để đánh bại dù một đội quân thường trực bé nhỏ của nhà vua.<ref name=miller141>Miller, 141</ref> Quân Monmouth tấn công Quân đội nhà vua vào ban đêm, nhằm đánh úp Quân đội nhà vua, nhưng bị đánh tan tác trong [[trận Sedgemoor]].<ref name=miller141/> Quân đội nhà vua, do Feversham và Churchill thống lĩnh, nhanh chóng phá tan quân Monmouth non yếu.<ref name=miller141/> Bản thân Monmouth bị bắt sống và bị hành quyết tại [[Tháp Luân Đôn]] vào ngày [[15 tháng 7]].<ref name="Harris, 88">Harris, 88</ref> Các Thẩm phán do nhà vua chỉ định—người nổi bật nhất có lẽ là Nam tước [[George Jeffreys, Nam tước Jeffreys thứ nhất|George Jeffreys]]—kết án nhiều phiến quân tội [[đi đày]] để lao công khổ sai ở các thuộc địa của Anh tại [[Vùng Caribe|Caribe]] trong một loạt các phiên xử án về sau được gọi là Các phiên tòa đại hình đẫm máu (''[[Bloody Assizes]]'').<ref>Miller, 141–142</ref> Khoảng chừng 250 phiến quân bị xử tử.<ref name="Harris, 88"/> Dù cả hai cuộc nổi dậy đều bị dập tắt rất dễ dàng, chúng cũng làm cho quyết tâm chống các kẻ thù của James thêm cứng rắn và đồng thời cũng làm gia tăng sự nghi ngờ của ông đối với người Hà Lan.<ref>Miller, 142</ref>
 
=== Chế độ quân chủ chuyên chế và chính sách tự do tôn giáo ===
Để bảo vệ bản thân chống những cuộc bạo loạn khác, nhà vua tìm kiếm sự an toàn bằng việc tăng cường một lực lượng [[Quân đội thường trực]].<ref name=miller142>Miller, 142–143</ref> Điều này khiến ông mất lòng dân, không chỉ vì các binh sĩ gây rối trong các thị trấn, mà còn vì nó còn ngược lại với truyền thống nước Anh là chỉ giữ một lực lượng Quân đội chuyên nghiệp trong thời bình.<ref>Harris, 95–100</ref> Quốc hội còn tỏ ra lo ngại hơn nữa khi James sử dụng [[Royal Prerogative|đặc quyền của nhà vua]] (''Royal Prerogative'') để cho phép những người theo Công giáo chỉ huy nhiều Trung đoàn Bộ binh mà không cần phải tuyên thệ theo như yêu cầu của luật Khảo sát.<ref name=miller142/> Khi Quốc hội vốn từng ủng hộ James phản đối những chính sách này, nhà vua ra lệnh cho Quốc hội ngừng họp vào tháng 11 năm 1685, một hành động ông không bao giờ lặp lại trong suốt thời gian mình nắm quyền.<ref>Miller, 146–147</ref> Đầu năm 1686, hai bức thư của vua Charles II được tìm thấy trong tủ sắt và trong phòng nhỏ của ông chứa đựng những lý lẽ ủng hộ Công giáo trước [[Tin Lành|Kháng Cách]]. Vua James II cho phát hành những bức thư này với một lời tuyên bố do ông ký tên và thách thức Tổng Giám mục Canterbury và toàn bộ các Giám mục Anh giáo trong Thượng viện Anh bác lại những lý lẽ của Charles II: ''"Hãy để cho Trẫm có một câu trả lời mạnh mẽ theo kiểu của một quý ông; và nó có thể có tác dụng trong việc các Ngươi quá muốn để Trẫm đứng đầu Giáo hội"''.<ref name="M">Nguyên văn tiếng Anh: ''Let me have a solid answer, and in a gentlemanlike style; and it may have the effect which you so much desire of bringing me over to your church'', xem tại Macaulay, 349-50.</ref> [[Tổng Giám mục Canterbury]] từ chối việc này, lấy cớ là tôn kính vị tiên vương Charles II.<ref name="M">Macaulay, 349-50.</ref>
 
[[Tập tin:Laurence Hyde, Earl of Rochester.jpg|upright|nhỏ|[[Laurence Hyde, Bá tước thứ nhất xứ Rochester|Rochester]], từng là người ủng hộ James nhưng đến năm 1688, ông này quay sang chống đối cùng với nhiều người theo Anh giáo khác]]
Dòng 119:
=== Cuộc chiến xứ Ireland ===
{{chính|Chiến tranh vua William tại Ireland}}
Được quân Pháp hỗ trợ, cựu vương James II đổ bộ lên xứ Ireland vào tháng 3 năm 1689.<ref>Miller, 222–224</ref> Phần lớn nhân dân Ireland tỏ ra trung thành với ông.<ref>Duffy, 168</ref> [[Quốc hội Yêu nước|Quốc hội Ireland]] không theo chân Quốc hội Anh; họ tuyên bố rằng James II vẫn là Quốc vương và thông qua một [[Bill of Attainder#The Great Act of Attainder|lệnh tước quyền công dân và tịch thu tài sản]] quy mô lớn, để chống lại những người nổi dậy chống lại ông.<ref>Miller, 226–227</ref> Theo sự đề nghị của ông, Quốc hội Ireland thông qua Đạo luật Tự do Đức tin, theo đó mọi quyền tự do tôn giáo của tất cả các tín đồ Công giáo và Kháng Cách được hoan nghênh tại xứ Ireland.<ref>Harris, 440</ref> James II cũng tiến hành xây dựng một đội quân tại xứ Ireland, nhưng cuối cùng bị đánh bại trong trận đánh tại [[Trận sông Boyne|sông Boyne]] vào ngày [[1 tháng 7]] năm 1690 khi vua William III thân chinh kéo quân đến đánh tan tác quân của James II và củng có quyền cai trị nước Anh.<ref name=harris446>Harris, 446–449</ref> Một lần nữa, James II trốn sang Pháp, ông khởi hành từ [[Kinsale]] và sẽ không bao giờ quay về bất kỳ một Vương quốc cũ nào của mình.<ref name=harris446/> Do ông bỏ rơi những người Ireland ủng hộ ông, nhân dân Ireland gọi ông là ''Séamus an Chaca'' hay 'James the be-shitten' (''"tên James đáng bị phỉ nhổ '')".<ref>{{chú thích sách |title=The Jacobites, Britain and Europe, 1688-1788 |last=Szechi |first=Daniel |year=1994 |publisher=Manchester University Press |location=48 |isbn=0719037743}}</ref>
 
=== Lại lưu vong tại Pháp ===