Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Phú Sĩ”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Sửa chính tả
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi qua ứng dụng di động
n Đã lùi lại sửa đổi của 27.74.147.244 (Thảo luận) quay về phiên bản cuối của Newone
Dòng 75:
Thời gian nhiều người đăng sơn Phú Sĩ nhất là trong khoảng hai tháng, từ mồng 1 tháng 7 đến 27 tháng 8. Có khoảng 200,000 lượt người leo lên ngọn núi này mỗi năm; trong số đó 30% là người nước ngoài. Hành trình trèo núi mất khoảng 3 đến 7 giờ, trong khi hạ sơn thì mau hơn, chỉ mất khoảng 2 đến 5 giờ. Đường đi có thể chia ra 10 trạm cơ bản; từ điểm khởi đầu lên tới trạm thứ 5 là đã trèo 2300 mét so với mực nước biển. Hầu hết các hành trình trèo núi là vào ban đêm để khi lên đến đỉnh thì gặp lúc mặt trời mọc buổi sớm mai. Vì lượng người leo núi rất đông, vấn nạn hàng năm là lượng rác thải dọc đường. Dù vậy, đăng sơn Phú Sĩ vẫn là một cuộc hành trình hấp dẫn đặc biệt.
 
== Rừng Aokigahara - Rừng Tự Sát ==
[[Aokigahara]] là một cánh rừng ở chân núi Phú Sĩ. Trong số những truyền thuyết về cánh rừng này, truyện dân gian Nhật Bản cho rằng chất đá ở đây có hàm lượng [[trầm tích]] [[sắt]] rất lớn, có thể làm vô hiệu hóa [[la bàn]] và các [[hệ thống định vị toàn cầu|thiết bị định vị toàn cầu]]. Do vậy người đi rừng rất dễ lạc. Tuy nhiên theo khoa học thì [[trường điện từ]] do sắt gây ra rất yếu nên không mấy ảnh hưởng các thiết bị. Hiển nhiên là Cục Phòng vệ Nhật Bản và lính [[Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ|Thủy quân lục chiến Mỹ]] thường tập trận trong rừng mà la bàn cùng máy định vị toàn cầu và các thiết bị điện tử khác vẫn hoạt động không bị trở ngại.