Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Chiến dịch Lam Sơn 719”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n sửa chính tả 3, replaced: Binh sỹ → Binh sĩ, 1 số → một số using AWB
Haohaomyy (thảo luận | đóng góp)
Dòng 201:
Tuy một đợt tấn công bằng trực thăng đã chiếm được một phần Xê-pôn, nhưng đó là một kết quả phải trả bằng giá đắt, vì QLVNCH chỉ giữ thị trấn trong một thời gian ngắn ngủi trước khi phải rút lui do các cuộc tấn công vào đội hình chính. Mục tiêu chiến lược là cắt tuyến tiếp vận trên đường mòn Hồ Chí Minh đã không thực hiện được. Thiệt hại của QLVNCH là rất lớn, ví dụ, riêng Liên đoàn thiết giáp 1 đã tổn thất 21 xe tăng [[M41 Walker Bulldog]], 26 xe thiết giáp các loại, 2 xe làm đường và 51 quân xa đủ loại, chiếm một nửa số xe ban đầu. Trong quá trình rút lui, 60% số [[xe tăng]] và một nửa số [[phương tiện chiến đấu bọc thép|xe bọc thép chở quân]] (APC), cùng với 54 khẩu [[lựu pháo]] 105mm và 28 khẩu 155mm đã bị phá hủy hoặc bị chiếm mất.<ref name="Nalty, tr. 271"/>
 
Theo [[Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam]]/[[Quân đội Nhân dân Việt Nam]], chiến dịch phản công của họ kết thúc thắng lợi sau 45 ngày chiến đấu. [[Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam]]/[[Quân đội Nhân dân Việt Nam]] tuyên bố diệt 2 [[lữ đoàn]] (lữ đoàn dù 3 và lữ đoàn 147 thủy quân lục chiến), 1 [[trung đoàn]] bộ binh (trung đoàn 1 Sư l) và 5 tiểu đoàn khác (tiểu đoàn 39 biệt động quân, tiểu đoàn 8 - lữ 1 dù, tiểu đoàn 2 của trung đoàn 3, tiểu đoàn 2 và 4 của trung đoàn 2 - Sư đoàn l), 4 thiết đoàn (4, 7, 11 và 17), 8 [[tiểu đoàn]] pháo (3 tiểu đoàn pháo của Sư đoàn 1, 2 tiểu đoàn pháo của Sư đoàn dù, 1 tiểu đoàn pháo của lữ 147, 1 tiểu đoàn pháo của biệt động quân và 1 tiểu đoàn pháo của lữ đoàn kỵ binh không vận), đánh thiệt hại nặng Sư đoàn dù, Sư đoàn 1 bộ binh, Sư đoàn thủy quân lục chiến. Bắn rơi, phá hủy hoặc thu giữ 556 máy bay (có 505 máy bay [[máy bay trực thăng|trực thăng]]), 43 tàu, xà lan, 1.138 xe quân sự (có 528 [[xe tăng]] và [[phương tiện chiến đấu bọc thép|xe bọc thép]]), 112 khẩu pháo và [[súng cối]] cỡ lớn<ref name="nhandan.org.vn"/>.
 
Đây là cuộc hành quân thiệt hại nặng nề nhất đối với QLVNCH. Nếu xét phương diện một thử nghiệm của [[Việt Nam hóa chiến tranh]], Lam Sơn 719 đã là một thất bại nặng nề. Hơn nửa lực lượng xâm lấn đã bị thương vong.<ref>Nolan, p. 359.</ref> Lực lượng tinh nhuệ Biệt động quân và quân dù đã bị thiệt hại nặng, đây là các đơn vị dự bị chiến lược tốt nhất của Việt Nam Cộng hòa. Một tướng Mỹ sang giám sát tình hình đã nhận xét: ''"Chiến dịch Lam Sơn đã phá hủy mất phần tinh nhuệ nhất của QLVNCH và trở nên nghiêm trọng, bất lợi hơn nhiều so với điều mà người ta tưởng lúc đó. Việc điều khiển chiến dịch của chúng ta rất tồi. Toàn bộ vai trò và chỉ đạo yểm trợ của Mỹ không hoàn tất được vì sự quan liêu của Lầu Năm góc... Đây là một thử thách thực sự của chương trình "Việt Nam hóa". Lầu Năm góc đã từ chối không để người Mỹ tham gia vào chiến dịch. Sự yểm trợ mà Nam Việt Nam đã quá quen thuộc và đang mong đợi được tiếp tục, đến đây đã bị cắt đứt..."''. Tướng không quân [[Nguyễn Cao Kỳ]] đã đánh giá: Đem một đội quân quen ''"lệ thuộc phần lớn vào quân đội khác về chỉ huy, về vũ khí và ngay cả chiến lược"'' để nhào nặn thành "mới" và tách ra độc lập tác chiến như kiểu Lam Sơn 719 rất khó mà địch nổi đối phương"<ref>[http://119.15.167.94/qdndsubsite/vi-vn/89/70/86/86/86/28793/Default.aspx Thất bại của "Việt Nam hóa" chiến tranh]</ref>
 
Nếu xét về phương diện phá hoại hậu cần, chiến dịch này đã phá hủy được một số kho tàng và cơ sở vật chất của [[Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam]]/[[Quân đội Nhân dân Việt Nam]]. Theo đánh giá của Mỹ, chiến dịch này làm kế hoạch tấn công các tỉnh phía Nam giới tuyến của [[Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam]]/[[Quân đội Nhân dân Việt Nam]] bị chậm lại một năm. Nhưng về cơ bản, hệ thống tiếp tế của [[Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam]]/[[Quân đội Nhân dân Việt Nam]] đã không bị hư hại, số chuyến xe vận tải tăng lên ngay sau khi chiến dịch kết thúc<ref>Truck sightings in the Route 9 area reached 2,500 per month post the offensive, numbers usually seen only during peak periods. Prados, p. 361</ref>. Đầu năm [[1972]], lực lượng [[Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam]]/[[Quân đội Nhân dân Việt Nam]] đã tích lũy đủ đạn dược và lại tung ra một trận tổng tiến công nữa - [[Chiến dịch Xuân - Hè 1972|Chiến dịch Xuân hè 1972]].
 
===Với kỹ thuật quân sự thế giới===
Dòng 223:
Cuộc hành quân này đã thất bại vì những lý do sau:
*Cuộc hành quân không bảo đảm tính bất ngờ chiến lược, đã bị đối phương dự đoán và chuẩn bị từ lâu để chặn đánh.<ref name="nhandan.org.vn"/>
*Các căn cứ của [[Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam]]/[[Quân đội Nhân dân Việt Nam]] là những nơi họ đã lâu năm thông thuộc địa bàn và có bố phòng. Ngay quân đội Hoa Kỳ với sức mạnh tổng lực, huy động không quân và biệt kích đánh phá suốt nhiều năm mà vẫn không thể làm gì nổi. Trong thời kỳ tìm-diệt, các [[Chiến dịch Attleboro]] và [[chiến dịch Junction City|Junction City]] đều đã thất bại khi đánh vào những vùng căn cứ kiểu này. Hơn nữa, vùng Hạ Lào là nơi tập trung rất nhiều binh lực hiện đại của quân Giải phóng, còn mạnh hơn rất nhiều các khu căn cứ khác mà Quân lực Việt Nam Cộng hòa không có đủ sức mạnh, kinh nghiệm và bản lĩnh để đương đầu. Trong chiến dịch, QLVNCH đã có những thiếu sót nghiêm trọng ''"từ việc lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo, cho tới tinh thần và kỹ năng chiến đấu"''.<ref>Stanton, Shelby L. (1985). The Rise and Fall of an American Army: U.S. Ground Forces in Vietnam, 1965–1973. New York: Dell. ISBN 0-89141-232-8. P 337</ref>
*Khi hoạch định kế hoạch, người ta chú ý nhiều đến khía cạnh phô trương sức mạnh của Quân lực Việt Nam Cộng hòa đánh được vào "đất thánh Cộng sản" chứ ý nghĩa quân sự thì ít (Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu nói rằng chiến dịch này ''"Chỉ cốt sao đến được Xê-pôn rồi về"''). Chính vì để phô trương nên khi gặp khó khăn rất lớn, các chỉ huy Mỹ-VNCH vẫn không chịu chấm dứt chiến dịch mà cố gắng tiến khó nhọc đến Xê-pôn để rồi bị bao vây, phải cố sức mở đường máu quay về với thiệt hại lớn mới thoát dù chỉ cách biên giới vài chục km.<ref>Stanley Karnow, ''Vietnam''. New York, Viking, 1983, tr. 629.</ref>
*Sự phối hợp của quân Mỹ và quân lực Việt Nam Cộng hòa không tốt. Không quân Mỹ chỉ ném bom [[Boeing B-52 Stratofortress|B-52]] dọn đường theo yêu cầu, còn nhiệm vụ phối hợp hoả lực chiến thuật cho bộ binh tác chiến thực hiện không hiệu quả.<ref>Tilford, Earl H. Setup: What the Air Force Did in Vietnam and Why. Maxwell Air Force Base AL: Air University Press, 1991. P 200-201</ref>