Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Khalip”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 79:
 
=== Nhà Ottoman (1517 - 1924) ===
Năm 1299, [[nhà Ottoman]] lập quốc tại Thổ Nhĩ Kỳ, có các vua xưng 'sultan'. Họ nhanh chóng trở thành một đế[[triều quốcđại]] hùng mạnh, có lãnh thổ trên hai châu Á - Âu. [[Mehmed II]] (1451 - 1481) chiếm được Đông La Mã và đã tự xưng là khalip trong khi « triều đại bóng mờ » còn tồn tại ở Ai Cập. Nhưng đến 1517, tại Constantinopolis, khi Selim I ép vị khalip cuối cùng của nhà Hậu Abbas là [[Al-Mutawakkil III]] nhường ngôi cho thì chức khalip nhà Ottoman mới được hợp thức hóa.
 
[[Image:Ottoman 1683.png|200px|thumb|Đế quốc Ottoman năm 1683]]
 
Tuy nhiên, [[nhà Ottoman]] không dùng tước hiệu khalip một cách liên tục. Các quốcvị trưởngvua của triều đại này dùng các tước hiệu Padishah (« Vương Chủ » theo tiếng Ba Tư) và « Đại Sultan » đều đặn hơn.
 
Theo học giả Barthold, lần đầu tiên chức khalip nhà Ottoman được một thế lực lớn nước ngoài công nhận là năm 1774. Năm ấy, khalip nhà Ottoman là [[Abdul Hamid I]] ký hoà ước với [[đế quốc Nga]], và nhượng cho đế quốc Cơ Đốc giáo này nhiều vùng đất đông tín đồ Hồi giáo như [[Krym]] phía bắc [[Biển Đen]]. Bù lại, đế quốc Nga công nhận ông là người bảo vệ cho các tín đồ Hồi giáo trên đất Nga.