Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Trần Văn Đôn”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 6:
| ngày mất= 1998
| nơi mất= [[Arkansas]], [[Hoa Kỳ]]
| phục vụthuộc= [[Hình: Flag of France.svg|22px]] [[Pháp|Cộng hòa Pháp]]<br>[[Hình: Flag of South Vietnam.svg|22px30px]] [[Việt Nam Cộng hòa]]
| thuộc= [[Hình: Flag of the South Vietnamese Army.jpg|22px]] [[Quân đội Việt Nam Cộng hòa]]
| năm phục vụ= 1939-1965
| cấp bậc= [[Hình: US-O9 insignia.svg|35px45px]] [[Trung tướng]]
| đơn vị= -[[Hình: QD I VNCH.jpg|22px]] [[Quân đoàn I (Việt Nam Cộng hòa)|Quân đoàn I, Vùng 1 Chiến thuật]]<br/>-[[Hình: ARVN Joint General Staff Insignia.svg|22px]] [[Bộ Tổng tham mưu Quân lực Việt Nam Cộng hòa|Bộ Tổng Tham mưu]]<br/>[[Hình: Flag of the Minister of National Defense of the Republic of Vietnam.svg|22px]] [[Bộ Quốc phòng Việt Nam Cộng hòa|Bộ Quốc phòng]]
| chỉ huy= [[QuânHình: độiFlag Phápof France.svg|-30px]] [[Quân đội Pháp]]<br/>(1939-1947)<br/>[[Hình: Flag of France.svg|30px]] [[Quân đội Pháp|Quân đội Liên hiệp Pháp]]<br/>(1947-1952)<br/>[[Hình: Flag of the Vietnamese National Army.svg|30px]] [[Quân đội Quốc gia Việt Nam|-Quân đội Quốc gia]]<br/>(1952-1955)<br/>[[Hình: Flag of the South Vietnamese Army.jpg|30px]] [[Quân đội Việt Nam Cộng hòa]]<br/>(1955-1965)
| tham chiến= -[[Chiến tranh Đông Dương]]<br>-[[Chiến tranh Việt Nam]]
| công việc khác= -[[Bộ Quốc phòng Việt Nam Cộng hòa|-Bộ trưởng Bộ Quốc phòng]]<br/>-[[Quốc hội Việt Nam Cộng hòa|-Thượng Nghị sĩ QuốcThượng hộiNghị viện]]
}}
 
'''Trần Văn Đôn''' (1917- 1998), nguyên là một cựu tướng lĩnh của [[Quân đội Việt Nam Cộng hòa]], cấp bậc [[Trung tướng]]. Ông xuất thân từ trường Sĩ quan Trừ bị ở Pháp, sau đó được thụ huấn tiếp ở trường Võ bị của Quân đội thuộc địa Pháp mở ra ở miền Bắc Việt Nam. Ông còn là một cựu chính khách của [[Việt Nam Cộng hòa]]. Là một trong những nhân vật chủ chốt trong cuộc [[Đảo chính Việt Nam Cộng hòa 1963|Đảo chính ngày 1 tháng 11 năm 1963]] lật đổ chính quyền Tổng thống [[Ngô Đình Diệm]]. Ông cũng là Phó Thủ tướng và Bộ trưởng Quốc phòng của nền [[Đệ nhị Cộng hòa Việt Nam]] (1967-1975).
 
==Thân thế==
Ông sinh ngày 19 tháng 8 năm 1917 tại Cauderan, Gironde, [[Bordeaux]], [[Pháp]], nhưng xuất thân từ một gia đình đại địa chủ giàu có ở [[Đồng bằng sông Cửu Long|miền tây Nam phần]]. Cha của ông đã sang Pháp học [[y học|Y khoa]] và sinh ông tại đây. Cả gia đình ông đều theo Quốc tịch Pháp, vì vậy ông còn có tên Pháp là '''Andre'''.<ref> Gia đình tướng [[Trần Văn Đôn|Đôn]] có 2 Quốc tịch Việt và Pháp. Từ cha của ông đến anh em ông, trai cũng như gái đều có tên là Trần Văn Đôn, chỉ phân biệt ở tên đặt theo Quốc tịch (1)Pháp.</ref>
 
Năm 1920, cha ông hồi hương mang theo cả gia đình. Năm 1923, ông theo học trường Tiểu học Lasan Taberd Sài Gòn. Năm 1925, học trường Lycėe Chaseloup Laubat Sài Gòn ''(sau đổi tên thành trường Lê Quý Đôn)''. Tại đây ông quen biết một học sinh giỏi thể thao tên là [[Dương Văn Minh]].
 
Năm 1927, ông được gia đình cho sang Pháp du học, đến năm 1929 thì hồi hương về học ở Việt Nam. Năm 1939, ông tốt nghiệp Tú tài toàn phần Pháp (Part II), sau đó lại sang Pháp theo học Trường Cao đẳng Thương mại Paris, Pháp.
Dòng 27:
Tháng 9 năm 1939, [[Chiến tranh thế giới thứ hai]] bùng nổ. Ông nhập ngũ vào [[Quân đội Pháp]]. Tháng 5 năm 1940, ông được cử theo học tại trường Sĩ quan Trừ bị Saint Maixent. Tuy nhiên, trong thời gian ông thụ huấn, nước Pháp thất thủ trước [[Đức Quốc xã]]. Ông bị bắt làm tù binh tại chiến trường La Loire và bị giam giữ 2 tháng tại trường Thiết giáp Kỵ binh Saumur. Tháng 12 năm đó, ông hồi hương bằng đường biển trên tàu thuỷ Ville de Strasbourg.
 
Sau khi về nước, ông tiếp tục phục vụ cho Quân đội Pháp tại Đông Dương, trở thành Huấn luyện viên tân binh cho các binh sĩ người Việt trong Quân đội thuộc địa. Năm 1942, ông là một trong 2 hạ sĩ quan trẻ người Việt trong số khóa sinh (2) được cử theo học trường Võ bị Tông Sơn Tây,<ref> Trong tổng số 10 sĩ quan người Việt xuất thân từ trường Võ bị Tông [[Sơn Tây, sau này đều là sĩ quan cao cấp trong Quân đội Việt Nam Cộng hòa: Cấp Trung tướng: [[Trần Văn Đôn]], [[Thái Quang Hoàng]], [[Linh Quang Viên]], [[Nguyễn Văn Vỹ]], [[Trần Văn Minh (lục quân)|Trần Văn Minh]] và [[Nguyễn Văn Là]]. Cấp Thiếu tướng: [[Nguyễn Văn Vận]] và [[Trần Tử Oai]]. Cấp Đại tá: Đặng Đình Đán ''(sinh năm 1918, nguyên Cục trưởng Cục Chính huấn, giải ngũ năm 1968)'' và Hoàng Văn Tỷ ''(sinh năm 1919, nguyên Tổng cục phó Tổng cục Quân huấn, giải ngũ năm 1970).</ref> theo chương trình đào tạo sĩ quan người Việt của Chính quyền thuộc địa Pháp để phục vụ cho Quân đội thuộc địa Pháp <ref>Trần Văn Đôn, ''Việt Nam nhân chứng'', Nhà xuất bản Xuân Thu, California, 1989. tr. 27.</ref>. Một năm sau, ông tốt nghiệp với cấp bậc [[Chuẩn úy]] và được giữ lại trường làm Huấn luyện viên.
 
Năm 1945, khi Nhật đảo chính Pháp tại Đông Dương, ông theo đoàn quân của tướng [[Marcel Alessandri]] vượt biên đào thoát sang [[Trung Quốc]]. Vì vậy, khi quân Pháp tái chiếm Đông Dương, ông được thăng cấp [[Thiếu úy]], được phân công phục vụ tại Văn phòng của tướng [[Jacques-Philippe Leclerc]], Tổng tư lệnh Quân Viễn chinh Pháp tại Đông Dương. Giữa tháng 12, ông từng được chọn vào Biệt đội hỗ trợ cho cựu hoàng [[Duy Tân]], nguyên Thiếu tá Quân đội Pháp. Tuy nhiên do cựu hoàng bị tử nạn máy bay vào ngày [[26 tháng 12]] năm 1945 khi trên đường trở về nước, do đó ông được chuyển sang Sở Nghiên cứu Lịch sử Pháp. Đầu tháng 10 năm 1946, ông được thăng cấp [[Trung úy]].
Dòng 36:
Để chuẩn bị sĩ quan nòng cốt để hình thành bộ máy của Bộ Tổng tham mưu [[Quân đội Quốc gia Việt Nam]] sắp được thành lập, theo thỏa thuận giữa chính phủ Pháp và [[Quốc gia Việt Nam]], 4 sĩ quan người Việt có Quốc tịch Pháp, thuộc Lực lượng Liên hiệp Pháp được chuyển sang đặt thuộc quyền sử dụng của Bộ Quốc phòng Chính phủ Quốc gia Việt Nam. Bốn sĩ quan này gồm: Thiếu tá [[Trần Văn Minh (lục quân)|Trần văn Minh]], Thiếu tá [[Lê Văn Kim]], Đại úy [[Trần Văn Đôn]] và Đại úy [[Nguyễn Khánh]]. Tháng 5 năm 1950, cả 4 sĩ quan trên được cử sang Pháp theo học một khóa ngắn hạn tại Trường Cao đẳng Quốc phòng ''(École Supérieure de Geurre)'' tại Paris.
 
Đầu năm 1952, sau khi về nước, ông được chuyển ngạch sang Quân đội Quốc gia Việt Nam và được thăng cấp [[Thiếu tá]]. Tháng 5, ông được bổ nhiệm làm Chánh Sở An ninh Quân đội Quốc gia đầu tiên trực thuộc Bộ Tổng Tham mưu. Đến đầu tháng 7, ông được thăng cấp [[Trung tá]] tại nhiệm. Ngay sau đó, Sở An ninh Quân đội được đổi thành Nha Tác động Tinh thần ''(gồm cả An ninh Quân đội và Phòng 5)'', theo đó chức vụ Chánh Sở cũng được đổi thành Giám đốc Nha. Ngày 1 tháng 6 năm 1953, ông được thăng cấp [[Đại tá]] tại nhiệm. Cuối tháng 7, bàn giao chức vụ Giám đốc Nha Tác động Tinh thần lại cho Đại tá [[Mai Hữu Xuân]]. Ngày 1 tháng 8, ông được cử giữ chức vụ Tham mưu trưởng Liên quân tại Bộ Tổng tham mưu thay thế Đại tá [[Trần Văn Minh (lục quân)|Trần văn Minh]].
 
==Ảnh hưởng trong nền Đệ nhất Cộng hòa==
Dòng 51:
Trên thực tế, với vai trò này, ông càng có điều kiện đẩy nhanh kế hoạch đảo chính. Chỉ trong vòng 1 tháng, các chỉ huy và đơn vị trung thành với Tổng thống Diệm đều bị vô hiệu hoặc được điều chuyển ra khỏi Sài Gòn. Và cuộc [[Đảo chính Việt Nam Cộng hòa 1963|đảo chính]] thực sự nổ ra ngày 1 tháng 11 năm 1963, cũng như cái chết của anh em Tổng thống Diệm một ngày sau đó.
 
Để thay thế vai trò của Tổng thống Diệm, một [[Hội đồng Quân nhân Cách mạng (Việt Nam Cộng hòa)|Hội đồng Quân nhân Cách mạng]] được thành lập. Ông được giữ vị trí thứ 2 trong Hội đồng với vai trò Đệ nhất Phó chủ tịch, chỉ sau tướng [[Dương Văn Minh]]. Cùng thời điểm, ông được làm Tổng trưởng Quốc phòng trong Nội các Chính phủ Thủ tướng [[Nguyễn Ngọc Thơ]]. Đến đầu tháng Giêng năm 1964, ông được kiêm luôn chức vụ Tổng Tư lệnh Quân đội Việt Nam Cộng hòa (Tổng Tham mưu trưởng), nhưng chỉ sang ngày hôm sau, ông bàn giao chức vụ này lại cho người em rể là Thiếu tướng [[Lê Văn Kim]]. Đến ngày 14 tháng 1, ông được cử làm Trưởng đoàn hướng dẫn phái đoàn Quân sự công du Thái Lan trong thời gian 2 ngày.<ref> Trong phái đoàn quân sự công du Thái Lan ngày 14 tháng 1 năm 1964 còn có các sĩ quan cao cấp: Trung tướng [[Tôn Thất Đính]] ''(3Tổng trưởng An ninh)'' và các Đại tá [[Nguyễn Cao Kỳ]] ''(Tư lệnh Không quân)'', [[Chung Tấn Cang]] ''(Tư lệnh Hải quân)'', [[Nguyễn Văn Chuân]] ''(Giám đốc Nha Chiến tranh Chính trị).</ref>
 
Tuy nhiên, danh vọng tột đỉnh của ông chỉ tồn tại chưa đầy 3 tháng. Ngày 30 tháng 1 năm 1964, một người bạn cũ của ông, tướng [[Nguyễn Khánh]], đã thực hiện cuộc "[[Cuộc chỉnh lý tại Việt Nam Cộng hòa 1964|Chỉnh lý]]" lên nắm chức vụ Chủ tịch Hội đồng. Ông cùng các một số tướng lĩnh chủ chốt trong Hội đồng gồm [[Tôn Thất Đính]], [[Lê Văn Kim]], [[Mai Hữu Xuân]], đều bị bắt giam và đưa lên [[Đà Lạt]] chờ điều tra với tội danh tình nghi “trung lập”. Cả Thiếu tướng [[Nguyễn Văn Vỹ]] (mới trở về sau một thời gian sống lưu vong ở Pháp) cũng bị bắt giam tại Đà Lạt cùng với các tướng Đôn, Đính, Kim, Xuân.
Dòng 89:
* Bào muội: Gabrielle Antoinette Trần Văn Đôn (sau cải danh theo Quốc tịch Việt Nam là Trần Thị Thu Hương), phu nhân của Trung tướng [[Lê Văn Kim]], nguyên Tổng Tham mưu trưởng, nguyên Phụ tá Tổng Tư lệnh Quân đội Việt Nam Cộng hòa.
* Bào đệ: Claude Trần Văn Đôn, bác sĩ tại Paris, Pháp.
* Phu nhân: Quê ở Chợ Lớn, ái nữ của cụ Bá hộ Xường, người thứ 2 trong 4 người giàu có nhất thời bấy giờ ở miền Nam Kỳ Lục tỉnh. Được nhân gian truyền tụng qua câu: Nhất Sĩ, Nhì Xường, Tam Phương, Tứ Hỏa.<ref> Tứ Đại gia vùng Sài Gòn-Chợ Lớn vào cuối Thế kỷ 19:<br/>-'''Nhất Sĩ''', còn gọi là Ông Huyện Sĩ ''(4tức Cụ [[Huyện Sĩ|Philippe Lê Phát Đạt]], ông ngoại của Nam Phương Hoàng hậu)''<br>-'''Nhì Xường''', còn gọi là ông Bá hộ Xường ''(tức cụ Lý Thành Nguyên, tên thật là [[Bá hộ Xường|Lý Tường Quan]], quê ở Chợ Lớn)''<br/>-'''Tam Phương''', còn gọi là ông Tổng đốc Phương ''(tức cụ [[Tổng đốc Phương|Đỗ Hữu Phương]], Tổng đốc Chợ Lớn)''<br/>-'''Tứ Hoả''' còn có tên La tinh là Jean Baptiste Hui Bon Hoa ''(tên chữ Việt là [[Chú Hỏa|Huỳnh Văn Hoa]], một thương gia nổi tiếng giàu có ở Chợ Lớn).</ref>
: -Đời tư của tướng '''Đôn''' nổi tiếng có nhiều giai thoại tình ái. Nhiều phụ nữ thuộc tầng lớp thượng lưu thời bấy giờ là tình nhân của ông, thậm chí có nghi vấn Đệ nhất phu nhân [[Trần Lệ Xuân]] cũng nằm trong số này.
 
==Chú thích==
{{Tham khảo}}
*(1) -Gia đình tướng [[Trần Văn Đôn]] từ cha ông đến anh em ông đều có tên là Trần Văn Đôn, chỉ phân biệt ở tên theo Quốc tịch Pháp.
*(2) -Cùng xuất thân từ trường Võ bị Tông (Sơn Tây) với tướng '''Đôn''', sau này đều là sĩ quan cao cấp trong Quân đội Việt Nam Cộng hòa với những chức vụ sau cùng như sau::
: -'''Cấp Trung tướng:
: -[[Thái Quang Hoàng]] (1918-1993 - Chức vụ: Tư lệnh Biệt khu Thủ đô, Đại sứ Việt Nam Cộng hòa tại Thái Lan - Giải ngũ năm 1965).
: -[[Linh Quang Viên]] (1918-2013 - Chức vụ: Chỉ huy trưởng trường Hạ sĩ quan Quân lực Việt Nam Cộng hòa, Tổng Thanh tra Quân đoàn III và IV, Đại sứ Việt Nam Cộng hòa tại Cộng hòa Trung Phi - Giải ngũ năm 1973)
: -[[Nguyễn Văn Vỹ]] (1916-1981 - Chức vụ: Tham mưu trưởng Bộ Tổng Tham mưu, Tổng trưởng Quốc phòng - Giải ngũ năm 1973)
: -[[Trần Văn Minh (lục quân)|Trần Văn Minh]] (1923-2009 - Chức vụ: Tổng trưởng Quân lực, Tổng Tham mưu trưởng, Đại sứ Việt Nam Cộng hòa tại Tunisia và Cộng hòa Tchad - Giải ngũ năm 1974)
: -[[Nguyễn Văn Là]] (1918-1990 - Chức vụ sau cùng: Tổng Tham mưu phó Bộ Tổng Tham mưu, Tư lệnh Địa phương quân và Nghĩa quân - Giải ngũ năm 1974)
: -'''Cấp Thiếu tướng:
: -[[Nguyễn Văn Vận]] (1905-1999 - Chức vụ: Tổng Thư ký Thường trực Bộ Quốc phòng - Giải ngũ năm 1955)
: -[[Trần Tử Oai]] (1921-1999 - Chức vụ: Tổng trưởng Thông tin, Chỉ huy trưởng trường Võ bị Quốc gia Đà lạt - Giải ngũ năm 1965)
: -'''Cấp Đại tá:
: -[[Đặng Đình Đán]] (SN 1919- Chức vụ: Cục trưởng Cục Chính huấn - Giải ngũ năm 1970)
: -[[Hoàng Văn Tỷ]] (SN 1919- Chức vụ: Tổng Cục phó Tổng Cục Quân huấn - Giải ngũ năm 1970)
*(3) -Phái đoàn Quân sự công du Thái Lan ngày 14 tháng 1 năm 1964, tháp tùng còn có:
: -Trung tướng [[Tôn Thất Đính]] (Tổng trưởng An ninh)
: -Đại tá [[Nguyễn Cao Kỳ]] (Quyền Tư lệnh Không quân)
: -Hải quân Đại tá [[Chung Tấn Cang]] (Quyền Tư lệnh Hải quân)
: -Đại tá [[Nguyễn Văn Chuân]] (Giám đốc Nha Chiến tranh Chính trị thuộc Bộ Quốc phòng)
*(4) -''Nhất Sĩ, Nhì Xường, Tam Phương, Tứ Hoả:
: -Nhất Sĩ: Ông Huyện Sĩ, tức Philippe Lê Phát Đạt, ông ngoại của Nam Phương Hoàng hậu Nguyễn Hữu Thị Lan, quê ở Gò Công.
: -Nhì Xường: Ông Bá Hộ Xường, tức Lý Thành Nguyên, quê ở Chợ Lớn.
: -Tam Phương: Ông Đỗ Hữu Phương, Tổng đốc Chợ Lớn.
: -Tứ Hỏa: Ông Bùi Bồn Hỏa (Hui Bon Hoa) tức chú Hỏa, người Hoa Chợ Lớn.
 
==Tham khảo==