Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Cộng đồng Năng lượng nguyên tử châu Âu”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Xqbot (thảo luận | đóng góp)
n robot Thay: nl:Europese Gemeenschap voor Atoomenergie; sửa cách trình bày
Dòng 32:
Tổ chức này được thành lập ngày 25.3.1957 cùng với [[Cộng đồng Kinh tế châu Âu]] ([[EEC]]) bởi [[Các hiệp ước Rome]], được các Cơ quan hành pháp của [[Cộng đồng Kinh tế châu Âu]] tiếp quản năm 1967, nhưng vẫn tiếp tục tồn tại riêng rẽ hợp pháp ngay cả sau khi [[Các cộng đồng châu Âu]] được hòa nhập vào [[Liên minh châu Âu]] như một trụ cột vào năm 1993.
 
== Lịch sử ==
Việc [[Cấm vận Dầu năm 1967]] đã cắt giảm phần lớn tiếp liệu năng lượng cho châu Âu, khiến cho tình trạng thiếu hụt năng lượng trở nên trầm trọng. Do đó [[Nghị viện châu Âu]] đã đề nghị mở rộng năng lực của [[Cộng đồng Than Thép châu Âu]] để bao gồm cả các nguồn năng lượng khác. Tuy nhiên [[Jean Monnet]], kiến trúc sư và Chủ tịch của [[Cộng đồng Than Thép châu Âu]], lại muốn có một Cộng đồng riêng biệt nhắm vào [[Năng lượng nguyên tử]]. [[Louis Armand]] được trao trách nhiệm nghiên cứu triển vọng sử dụng [[Năng lượng hạt nhân]] ở [[châu Âu]]. Báo cáo của ông ta kết luận là việc triển khai năng lượng hạt nhân là cần thiết để bù đắp cho việc thiếu năng lượng bởi cạn kiệt các mỏ than và để giảm việc phụ thuộc vào các nước sản xuất dầu. Tuy nhiên các nước [[Benelux]] và [[Đức]] lại thiết tha về việc thiết lập một [[thị trường chung]] tổng quát, mặc dù bị [[Pháp]] phản đối vì [[chính sách bảo hộ nền công nghiệp trong nước]] của mình, và Jean Monnet nghĩ rằng đó là một nhiệm vụ quá lớn và khó khăn. Cuối cùng, Monnet đề nghị thiết lập Cộng đồng Năng lượng nguyên tử và Các cộng đồng kinh tế riêng biệt để giàn hòa cả 2 nhóm.<ref>[http://www.ena.lu?lang=2&doc=5599 1957-1968 Successes and crises] [[European NAvigator]]</ref>
 
Dòng 41:
[[Hiến pháp châu Âu]] định củng cố mọi hiệp ước trước kia và tăng cường tính trách nhiệm dân chủ trong các hiệp ước đó. Euratom đã không thay đổi theo cùng cách của các hiệp ước khác và vì thế [[Nghị viện châu Âu]] đã cấp ít quyền hành cho tổ chức này. Tuy nhiên, lý do mà tổ chức này đã không thay đổi cũng chính là lý do mà Hiến pháp để cho nó tách riêng khỏi các phần còn lại của Liên minh vì e ngại các ý kiến chống hạt nhân trong số các cử tri (khi bỏ phiếu).<ref>[http://www.greenpeace.org/international/news/euratom-nuking-europe-s-futur Euratom: nuking Europe's future | Greenpeace International<!-- Bot generated title -->]</ref><ref>[http://www.foeeurope.org/press/2003/MJ_03_March_declaration.htm Declaration_abolish_EURATOM<!-- Bot generated title -->]</ref>.<ref>[http://www.eu-energy.com/euratom-reform.htm Euratom reform]</ref>
 
== Mục tiêu và các thành tựu ==
Các mục tiêu của Euratom là thiết lập một thị trường đặc biệt cho [[năng lượng hạt nhân]] và phân phối năng lượng này thông qua Cộng đồng, đồng thời phát triển và bán năng lượng hạt nhân thặng dư cho các nước ngoài Cộng đồng. Dự án chính hiện nay của cơ quan này là tham gia vào Lò phản ứng thực nghiệm Nhiệt hạch quốc tế (''[[International Thermonuclear Experimental Reactor, (ITER)]]'') <ref>[http://fusionforenergy.europa.eu/ Fusion for Energy - Homepage<!-- Bot generated title -->]</ref> được tài trợ dưới phần hạt nhân của "Chưong trình khung thứ 7" (''[[Seventh Framework Programme for Research and technological development|FP7]]''). Euratom cũng đưa ra một cơ chế vay tiền để tài trợ các dự án [[năng lượng hạt nhân]] trong Liên minh châu Âu.
 
Dòng 47:
</ref>
 
== Các chủ tịch của Cộng đồng Năng lượng nguyên tử châu Âu ==
Năm ủy viên của Ủy ban chỉ do 3 chủ tịch lãnh đạo, khi cơ quan này có quyền hành xử độc lập (1958-1967), tất cả đều là người [[Pháp]];
* [[Louis Armand]] 1958-1959 - ''[[Ủy ban Armand]]''
* [[Étienne Hirsch]] 1959-1962- ''[[Ủy ban Hirsch]]''
* [[Pierre Chatenet]] 1962-1967- ''[[Ủy ban Chatenet]]''
 
== Tham khảo ==
{{reflist}}
 
== Liên kết ngoài ==
* [http://www.euratom.org/ European Atomic Energy Community website]
* [http://eur-lex.europa.eu/en/treaties/dat/12006A/12006A.html Treaty establishing the European Atomic Energy Community (EURATOM)]
Dòng 85:
[[it:Comunità europea dell'energia atomica]]
[[hu:Európai Atomenergia Közösség]]
[[nl:Europese Atoomenergie Gemeenschap voor Atoomenergie]]
[[ja:欧州原子力共同体]]
[[no:Det europeiske atomenergifellesskap]]