Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Trương Nhĩ”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Xqbot (thảo luận | đóng góp)
n robot Thay: zh:張耳; sửa cách trình bày
Dòng 1:
'''Trương Nhĩ''' ([[chữ Hán]]: 張耳; ?-202 TCN) là tướng [[nước Triệu]] và vua chư hầu thời [[Hán Sở tranh hùng|Hán Sở]] trong [[lịch sử Trung Quốc]], xuất thân từ Đại Lương (nước Nguỵ).
 
== Giàu sang nhờ vợ ==
Trương Nhĩ sinh ra cuối thời [[Chiến Quốc]]. Theo ''Sử ký'', lúc còn trẻ ông làm tân khách ở nhà công tử nước Ngụy là [[Ngụy Vô Kỵ]]. Trương Nhĩ có lần trốn đi chơi Ngoại Hoàng. Ở đó có người con gái nhà giàu rất đẹp, lấy một người chồng đầy tớ tầm thường, liền trốn chồng về nhà người khách của cha. Người khách của cha cô vốn biết Trương Nhĩ, bèn nói với người con gái:
:''Nếu cô muốn tìm người chồng tài giỏi thì hãy theo Trương Nhĩ!''
Dòng 11:
Khi đó [[Lưu Bang]] còn nghèo, thường hay đến làm du khách ở nhà Trương Nhĩ, ở đấy mấy tháng.
 
== Nhịn nhục chờ thời ==
Khi nhà Tần diệt Đại Lương thì nhà Trương Nhĩ ở Ngoại Hoàng. [[Nhà Tần]] đã diệt được nước Ngụy mấy năm, nghe tin Trương Nhĩ và Trần Dư là hai danh sĩ ở Ngụy, bèn trao giải thưởng người nào bắt được Trương Nhĩ thì thưởng ngàn lạng vàng, bắt được Trần Dư thì thưởng năm trăm lạng. Trương Nhĩ, Trần Dư đổi tên họ cùng đến huyện Trần làm người giữ cổng làng để kiếm ăn. Hai người cãi nhau, viên lại trong làng đi qua, liền lấy roi đánh Trần Dư. Trần Dư muốn đứng dậy. Trương Nhĩ dẫm vào gót chân bảo Dư cứ chịu đòn đi. Viên lại ra đi, Trương Nhĩ bèn kéo Trần Dư xuống gốc cây dâu mà trách, nói:
:''Lúc đầu tôi nói với anh như thế nào? Nay mới bị một cái nhục mà muốn giết viên lại sao?''
Dòng 19:
[[Nhà Tần]] ban chiếu tìm hai người. Hai người trái lại dùng chức giữ cổng để ra lệnh trong làng.
 
== Bàn kế với Trần Thắng ==
Tháng 7 năm 209 TCN, [[Trần Thắng]] khởi nghĩa ở đất Kỳ, khi vào đất Trần thì số quân đã vài vạn. Trương Nhĩ, Trần Dư đến yết kiến Trần Thắng. Trần Thắng và các quan hầu ngày thường đã nhiều lần nghe nói Trương Nhĩ, Trần Dư là người hiền nhưng chưa gặp mặt. Nay được gặp, Trần Thắng và mọi người rất mừng. Các bậc hào kiệt và những người già cả ở đất Trần bảo với Trần Thắng tự lập làm vua nước Sở.
 
Dòng 27:
Trần Thắng không nghe theo, bèn tự lập làm vua, xưng là Trương Sở vương.
 
== Tôn Vũ Thần ==
Hai người thấy kế không được thi hành, bèn tính chuyện lập nghiệp riêng. Trần Dư thuyết phục Trần Vương rằng:
:''Đại vương đem binh của Lương, Sở đi về hướng tây, cốt vào Quan Trung nhưng chưa kịp lấy Hà Bắc. Tôi thường đi chơi ở đất Triệu, biết những người hào kiệt và địa thế ở đấy. Xin nhà vua cho tôi một đạo kỳ binh, đi về phía bắc lấy đất Triệu.''
Dòng 42:
Vũ Thần bèn nghe theo, tự xưng là Triệu Vương, cho Trần Dư làm đại tướng quân, Trương Nhĩ làm hữu thừa tướng, Thiệu Tao làm tả thừa tướng.
 
== Lập vua Triệu khác ==
:''Xem chi tiết:'' '''[[Vũ Thần]]'''
 
Dòng 61:
Hai người bèn tìm được Triệu Yết, lập làm Triệu Vương đóng ở Tín Đô. Lý Lương tiến quân đánh Trần Dư. Trần Dư đánh Lý Lương thua to. Lý Lương bỏ chạy về với Chương Hàm.
 
== Nguy khốn ở Cự Lộc ==
Năm 208 TCN, tướng Tần là [[Chương Hàm]] sau khi đánh tan quân Sở, giết được [[Hạng Lương]] ở Định Đào bèn đem binh đến đánh Hàm Đan. Trần Dư và Trương Nhĩ sai dời dân ở đấy đi Hà Nội, san phẳng thành quách. Trương Nhĩ và Triệu Vương Yết chạy vào thành Cự Lộc.
 
Dòng 76:
Lúc bấy giờ các nước Yên, Tề nghe tin Triệu nguy cấp đều đến cứu. Con Trương Nhĩ là Trương Ngao cũng tập hợp binh sĩ đất Đại ở phía bắc được hơn vạn người đến. Tất cả đều xây lũy ở cạnh Trần Dư nhưng vẫn chưa dám đánh Tần.
 
== Ngờ vực thu tướng ấn của Trần Dư ==
Năm 207 TCN, [[Hạng Vũ]] cầm đầu quân Sở đi cứu Triệu. Quân Sở mấy lần cắt đứt đường ống vận lương của [[Chương Hàm]] cho Vương Ly. Quân của Vương Ly thiếu ăn. Hạng Vũ đem tất cả binh sĩ vượt [[sông Hoàng Hà]] và phá tan quân Vương Ly, cầm tù được Vương Ly, còn Thiệp Nhàn tự sát. Chương Hàm bèn đem binh chạy. Nhờ vậy Triệu Vương Yết và Trương Nhĩ mới ra khỏi thành Cự Lộc, cảm tạ chư hầu.
 
Dòng 92:
Trần Dư một mình cùng với vài trăm người trước đây ở dưới cờ vẫn quen thân, đi săn và đánh cá trong cái đầm trên [[sông Hoàng Hà]]. Từ đó giữa Trương Nhĩ và Trần Dư có sự hiềm khích.
 
== Theo Sở làm vương ==
Triệu Vương Yết ở lại Tín Đô, Trương Nhĩ theo [[Hạng Vũ]] và chư hầu vào Quan Trung tiêu diệt [[nhà Tần]].
 
Dòng 99:
Hạng Vũ thấy Trần Dư không theo mình vào Quan Trung, nghe tin Trần Dư ở huyện Nam Bì, liền phong cho ba huyện ở gần Nam Bì và đổi Triệu Vương là Yết đi làm vua ở đất Đại.
 
== Thất thế sang Hán ==
Trần Dư thấy Trương Nhĩ được phong vương, còn mình thì không nên nổi giận nói:
:''Trương Nhĩ và ta công lao như nhau, nay Trương Nhĩ làm vua, mà một mình ta làm hầu, như thế là Hạng Vũ không công bình!''
Dòng 115:
Sau khi đã đánh bại Trương Nhĩ, Trần Dư bèn thu lại đất Triệu, đón Triệu Vương ở Đại về làm Triệu Vương như cũ. Để tỏ lòng biết ơn Trần Dư, Triệu Vương lập Dư làm vương đất Đại. Trần Dư cho rằng Triệu Vương yếu, nước Triệu lại mới bình định nên không về nước của mình ở lại giúp Triệu Vương, và sai Hạ Duyệt làm tướng quốc giữ đất Đại.
 
== Trở về nước Triệu ==
=== Nhờ ơn vua Hán ===
Năm 205 TCN, Hán Vương [[Lưu Bang]] đi về hướng đông đánh Sở, sai sứ giả nói với Triệu, muốn cùng Triệu đi về đông. Trần Dư căm ghét Trương Nhĩ nên nói với Hán vương:
:''Hán Vương có giết Trương Nhĩ thì tôi mới theo.''
Dòng 124:
Sau đó quân Hán bị quân Sở đánh cho thua to ở phía tây Bành Thành, Trần Dư lại biết tin ông chưa chết nên phản lại nhà Hán theo Sở.
 
=== Nhờ tài Hàn Tín ===
Cuối năm 205 TCN, sau khi [[Hàn Tín]] đã bình định nước Ngụy, Lưu Bang sai Trương Nhĩ và Hàn Tín đánh nước Triệu. Tháng 9 nhuận năm 205 TCN, Hàn Tín đánh bại nước Đại ở phía bắc, bắt sống tướng quốc Hạ Duyệt ở Ứ Dự và mang quân tiến vào nước Triệu.
 
Dòng 133:
Hán vương [[Lưu Bang]] lập Trương Nhĩ làm Triệu Vương.
 
=== Ngôi vị trọn vẹn ===
Hạng Vũ mấy lần sai kỳ binh vượt qua sông Hoàng Hà đánh Triệu. Triệu Vương Nhĩ và Hàn Tín đi đi lại lại để cứu Triệu, nhân lúc đi lại bình định các thành ấp ở Triệu, đem binh đến giúp Hán Vương.
 
Dòng 146:
Đất Thường Sơn mà Hạng Vũ phong cho Trương Nhĩ, từ đó quen gọi là ''Trương Quốc'', về sau đọc chệch âm thành '''Tương Quốc'''.
 
== Xem thêm ==
* [[Hán Sở tranh hùng]]
* [[Trần Thắng]]
* [[Trần Dư]]
* [[Vũ Thần]]
* [[Hàn Tín]]
 
== Tham khảo ==
[[Sử ký Tư Mã Thiên]], các thiên:
* ''Trương Nhĩ, Trần Dư liệt truyện''
* ''Hạng Vũ bản kỷ''
* ''Hoài Âm hầu liệt truyện''
 
{{Vua Triệu thời Tần Nhị Thế và Hán Sở}}
 
[[Thể loại:Nhân vật quân sự Trung Quốc]]
[[Thể loại:Nhân vật chính trị Trung Quốc]]
Hàng 166 ⟶ 167:
[[Thể loại:Mất 202 TCN]]
 
[[zh-classical:張耳]]
[[ja:張耳]]
[[zh-classical:張耳 (漢朝)]]
[[zh-classical:張耳]]