Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Suleiman I”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
ArthurBot (thảo luận | đóng góp)
n Bot: sl:Sulejman I. is a featured article
DVN01 (thảo luận | đóng góp)
→‎Đối nội: đã thảo luận, tôi cũng đồng ý
Dòng 122:
''Suleiman không chỉ là ông vua có võ công như cha và ông cố của mình. Ông khác với họ ở chỗ ông còn giỏi cả văn trị. Ông là một nhà làm luật vĩ đại, trong mắt của thần dân ông là một bậc đế vương có tâm hồn cao thượng và là một biểu tượng cao cả của công lý''.|||Lord Kinross
}}
Thật vậy, trong thời kỳ trị vì của mình Suleiman I đã thực hiện một cuộc [[cải cách]] mạnh mẽ về luật pháp. Tất nhiên, những phần mà Suleiman có thể cải tổ được chỉ là ''Kanun'' bao gồm những vấn đề như hình pháp, ruộng đất và thuế;<ref>{{harvnb|Imber|p=244|2002}}</ref> và ''Thánh luật'' ([[Shari'ah]]) thì theo truyền thống Hồi giáo, Suleiman cũng không thể động tới được. Cụ thể, Suleiman đã tập hợp tất cả những phán quyết và ý kiến của chín sultan[[wikt:vua|vua]] đời trước, loại bỏ các phần trùng lặp và những chỉnh sửa những điều mâu thuẫn, đồng thời cũng khéo léo tránh động chạm đến những điều luật tối thượng của Hồi giáo.<ref>{{harvnb|Greenblatt|p=20|2003}}</ref> Cuối cùng, một bộ luật mới của đế quốc Ottoman mang tên là “Kanun-i Osmani” (Luật Ottoman) ra đời và nó đã tồn tại suốt hơn ba [[thế kỷ]]<ref>{{harvnb|Greenblatt|p=21|2003}}.</ref>.
 
Trong bộ luật, Suleiman đặc biệt chú ý cải thiện đời sống của các ''[[rayah]]'' (người không theo đạo Hồi), nhất là những rayah theo [[Thiên Chúa giáo]] đang phải làm việc trên lãnh địa của các [[Siphahi]]. Phần Kanune Rayah, hay “Luật Rayah” của ông đã điều chỉnh lại các khoản thuế đánh lên các rayah đồng thời cải thiện địa vị xã hội của họ. Theo luật của Suleiman I, các rayah này được đối xử tốt hơn trước rất nhiều, đến mức nhiều nông nô ở châu Âu đã sang Thổ Nhĩ Kỳ sống để được làm rayah.<ref>{{harvnb|Kinross|p=210|1979}}</ref> Đồng thời Suleiman cũng bảo vệ những người dân theo [[Do Thái giáo]]. Khoảng cuối năm 1553 hay 1554, theo sự đề nghị của [[bác sĩ]] và nha sĩ [[Moses Hamon]], một người [[Tây Ban Nha]] theo Do Thái giáo được vua sủng ái, Suleiman đã ra chiếu chỉ tố cáo những tin đồn rằng việc người theo đạo Do Thái hay hiến tế người sống là những tin đồn vô căn cứ<ref>{{harvnb|Mansel|1998|p=124}}.</ref>. Đồng thời, Suleiman ban hành những luật lệ mới về hình pháp, quy định mức [[tiền]] phạt đối với một số tội đặc biệt, đồng thời bãi bỏ tử hình và hình phạt chặt tứ chi đối với một số tội khác. Ông cũng tiến hành cải cách [[thuế]] vụ, đánh thuế trên nhiều sản phẩm đa dạng ví dụ như lương thực, gia súc, mỏ, lợi nhuận từ các hoạt động [[giao dịch]],… Đặc biệt những quan lại phạm tội sẽ bị nhàhoàng vuađế tịch thu tài sản và ruộng đất.
 
[[Giáo dục]] cũng là một lãnh vực quan trọng mà ông rất quan tâm. Thời đó, các trường học đều do các thánh đường Hồi giáo tài trợ, nhờ đó các được miễn giảm phí khá nhiều so với các trường học châu Âu cùng thời.<ref name=kinross211>{{harvnb|Kinross|p=211|1979}}.</ref> Tại [[thủ đô|kinh đô]] [[Constantinopolis]], Suleiman cho xây dựng thêm nhiều ''mekteb'' (trường tiểu học) dạy trẻ em viết, đọc và giáo lý Hồi giáo. Sau đó, các học sinh sẽ chọn vào học một trong tám ''[[Madrasah|Medrese]]'' (trường cao đẳng), nơi đó chúng sẽ được dạy các môn [[ngữ pháp]], [[siêu hình]], [[triết học]], [[thiên văn]] và thuật chiêm tinh. Ở các ''medrese'' cấp cao hơn ([[trường đại học]]), những người tốt nghiệp sẽ trở thành các ''[[imam]]'' (tu sĩ Hồi giáo) hoặc thành các thầy giáo. Các trung tâm giáo dục thường được xây dựng xung quanh các sân nhỏ của các thánh đường Hồi giáo, ngoài ra còn những công trình khác như [[thư viện]], căn tin trường học và phòng ăn tu viện, đài phun [[nước]], nhà bếp và [[bệnh viện]] nhằm phục vụ cho các tầng lớp nhân dân.