Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Phạm Thế Mỹ”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
link vpbq
Zaahuu (thảo luận | đóng góp)
Dòng 19:
Ông sinh tại Đập Đá, [[An Nhơn]], [[Bình Định]], là con thứ 11 của một gia đình trung lưu. Anh trai ông là nhà văn [[Phạm Văn Ký]] và nhà văn [[Phạm Hổ]]. Từ năm [[1947]] đến năm [[1949]], ông học và hoạt động văn nghệ trong trường Thiếu sinh quân ở [[Liên khu V]]. Đầu [[thập niên 1950]], ông làm công tác tuyên huấn và làm phóng viên cho [[báo Quân đội Nhân dân]]. Nhạc phẩm đầu tay của ông là ''Nắng lên xóm nghèo''.
 
Sau [[hiệp định Geneve]], ông được bố trí ở lại [[miền Nam]]. Năm [[1959]], ông học trường [[Quốc gia Âm nhạc Sài Gòn]]. Từ [[1959]] đến [[1970]] ông dạy [[Việt văn]] và [[âm nhạc]] tại các trường trung học tư thục Bồ Đề, Tây Hồ, Sao Mai, Bán Công, Nguyễn Công Trứ, Tân Thanh... ở [[Đà Nẵng]] . Trong những năm 1965-1966, ông bị chính quyền [[Việt Nam Cộng hòa]] bắt giam vì đấu tranh trong phong trào Phật giáo (Thời gian này ông sáng tác bài nhạc bất hủ ''[[Bông hồng cài áo]]'', lấy ý từ thơ [[Thích Nhất Hạnh]]). Ra tù, ông sáng tác các bài hát như ''Hoa vẫn nở trên đường quê hương, Người về thành phố, Những người không chết''... được phổ biến trong phong trào học sinh - sinh viên [[Sài Gòn]]. Từ năm [[1970]] đến [[1975]], ông là trưởng phòng Văn -Mỹ -Nghệ Việncủa [[Viện Đại học Vạn Hạnh]].
 
Sau năm [[1975]], ông công tác tại Phòng Văn hóa-Thông tin [[Quận 4, Thành phố Hồ Chí Minh]]. Ông bắt đầu sáng tác những bài hát [[nhạc đỏ]] như: ''Nhớ ơn Bác, nhớ ơn Đảng'' (Giải nhì Hội Âm nhạc thành phố Hồ Chí Minh), ''Thắm đượm duyên quê, Lêna Belicova''...