Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Toán kinh tế”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dinhtuydzao (thảo luận | đóng góp)
Không có tóm lược sửa đổi
Dinhtuydzao (thảo luận | đóng góp)
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 25:
#Bao quát được các tính chất đặc trưng; Khi muốn khảo sát một đối tượng nào đó chúng ta phải hiểu về nó. Như vậy để xây dựng được các mô hình toán trong kinh tế cần có những hiểu biết nhất định về kinh tế, các quan hệ giữa các đại lượng kinh tế, tầm quan trọng của một vài tham số đối với vấn đề chúng ta đang quan tâm. Cần phải nắm được điều quan trọng nhất có ảnh hưởng quyết định tới vấn đề cần khảo sát là gì.
#Tính toán các tham số; Các tham số sẽ quyết định kết quả khảo sát trên mô hình nhận được. Các tham số này nhận được từ quá trình theo dõi, nghiên cứu các số liệu thực tế của vấn đề cần khảo sát. Quá trình tính toán các tham số đôi khi chiếm phần lớn thời gian trong quá trình xây dựng một mô hình toán. Điều này đặc biệt khó khăn tại Việt Nam vì chúng ta chưa có hệ thống các dữ liệu thống kê chuẩn phục vụ cho nghiên cứu.
==Nội dung của Toán kinh tế==
 
* Phương pháp tối ưu.
* Mô hình tối ưu tuyến tính.
* Bài toán tối ưu trên mạng.
* Mô hình hóa.
* Lý thuyết Trò chơi.
* Lý thuyết Phục vụ đám đông.
* Lý thuyết Quản lý dự trữ.
==Tranh luận về sự cần thiết của toán kinh tế==
Có sự tranh luận về việc nên hay không nên sử dụng rộng rãi phương pháp toán trong kinh tế học. Những người phản đối phương pháp toán, nhất là [[Trường phái Áo]] cho rằng việc sử dụng các biện pháp rất kỹ thuật vào lĩnh vực khoa học xã hội như kinh tế học là không thể, cho dù là về nguyên tắc. Trái lại, những người ủng hộ cho rằng việc sử dụng phương pháp toán ra đời từ chính việc các nhà kinh tế thường hay giả định về cơ chế bên trong của việc ra quyết định kinh tế: các chủ thể kinh tế nói chung được giả định là (i) duy lý và (ii) ích kỷ, do đó suy luận và hành vi của chủ thể kinh tế có thể so sánh được với việc tính toán sử dụng các kỹ thuật logic và phân tích thực sự, bao gồm tối ưu hóa và các thủ tục toán cao cấp. Hành động duy lý là một khuôn khổ chính yếu của kinh tế học chính thống.