Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Giấy phép Tài liệu Tự do GNU”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n →‎Liên kết ngoài: Cập nhật nguồn Wikisource GFDL 1.2
Xqbot (thảo luận | đóng góp)
n robot Thay: gl:Licenza de Documentación Libre de GNU; sửa cách trình bày
Dòng 1:
[[HìnhTập tin:Heckert GNU white.svg|nhỏ|phải|Biểu trưng GNU (hình cách điệu hóa [[linh dương đầu bò]])]]
'''Giấy phép Tài liệu Tự do GNU''' ('''GFDL''' hoặc '''GNU FDL''') là [[giấy phép bản quyền|giấy phép]] [[bản quyền bên trái]] cho tài liệu tự do, do [[Quỹ Phần mềm Tự do]] (FSF) thiết kế cho [[Dự án GNU]]. Nó tương tự như [[Giấy phép Công cộng GNU]], cung cấp cho người đọc quyền sao chép, tái phân phối và chỉnh sửa một tác phẩm và đòi hỏi tất cả các bản sao và tác phẩm phái sinh phải có thể được sử dụng với cùng giấy phép. Những bản sao có thể được bán thương mại, nhưng nếu được sản xuất với số lượng lớn (hơn 100), thì người nhận tác phẩm phải được phép truy xuất tài liệu gốc hoặc mã nguồn.
 
Dòng 19:
Tài liệu được cấp phép theo phiên bản hiện tại của giấy phép có thể được sử dụng cho mục đích bất kỳ, miễn là việc sử dụng thỏa mãn một số điều kiện cụ thể.
 
* Tất cả các tác giả trước đó của tác phẩm phải được [[Ghi công (bản quyền)|ghi công]].
* Tất cả các thay đổi đối với tác phẩm đều phải được ghi lại.
* Tất cả các [[tác phẩm phái sinh]] phải được cấp phép dưới cùng một giấy phép.
* Toàn văn giấy phép, những phần bất biến không được chỉnh sửa do tác giả định nghĩa nếu có, và bất kỳ lời phủ nhận bảo hành nào khác được thêm vào (như lời phủ nhận chung cảnh giác người dùng rằng tài liệu có thể không chính xác chẳng hạn) và thông báo bản quyền từ các phiên bản trước phải được duy trì.
* Các tiêu chuẩn kỹ thuật như [[quản lý quyền kỹ thuật số|DRM]] có thể không được dùng để quản lý hoặc ngăn cản sự phân phối hoặc sửa đổi tài liệu.
 
=== Tiết đoạn thứ cấp ===
Dòng 31:
Đặc biệt, các tác giả của các phiên bản trước cần phải được biết đến và các "tiết đoạn bất biến" nhất định, được tác giả ban đầu chỉ rõ và giải quyết mối quan hệ của người đó với nội dung của vấn đề, có thể không được thay đổi. Nếu như tài liệu được sửa đổi, tên gọi của nó cũng phải thay đổi (trừ khi các tác giả trước đó cho phép giữ lại tên gọi). Giấy phép cũng có các điều khoản để xử lý các văn bản của bìa trước và bìa sau của sách, cũng như cho "Lịch sử", các tiết đoạn "Lời cảm ơn", "Lời đề tặng" và "Lời ghi đằng sau".
 
=== Tái phân phối thương mại ===
GFDL đòi hỏi khả năng "sao chép và phân phối Tài liệu theo bất kỳ phương thức nào, có thể mang tính thương mại hoặc phi thương mại" và do đó không tương thích với những tài liệu không cho phép tái sử dụng thương mại. Những tài liệu hạn chế việc tái sử dụng thương mại không tương thích với giấy phép và không thể bỏ vào chung với tác phẩm. Tuy nhiên, việc đưa vào các tác phẩm với hạn chế như vậy có thể [[sử dụng hợp lý]] theo luật bản quyền Hoa Kỳ và tác phẩm đó không cần phải được gán giấy phép GFDL nếu tất cả các khả năng sử dụng về sau đều tuân thủ theo sử dụng hợp lý này. Một ví dụ cho việc sử dụng hợp lý một cách tự do và mang tính thương mại là [[tác phẩm nhại]].<!-- Chú ý rằng "sử dụng hợp lý" tại Hoa Kỳ có thể bị xem là rõ ràng vi phạm bản quyền theo luật bản quyền của nước khác. -->
 
Dòng 39:
 
Những miễn trừ này cho phép một dự án cộng tác dựa trên GFDL với nhiều tác giả có thể chuyển sang giấy phép CC-BY-SA 3.0 (thường đòi hỏi sự cho phép của tất cả các tác giả), nếu tác phẩm đó thỏa mãn các điều kiện sau:
# Tác phẩm phải là sản phẩm của một "Trang mạng Cộng tác Nhiều tác giả với Quy mô lớn" (Massive Multiauthor Collaboration Site - MMC), ví dụ như [[wiki]].
# Nếu trên trang xuất hiện một nội dung bên ngoài được xuất bản đầu tiên tại một MMC, tác phẩm phải được cấp phép theo Phiên bản 1.3 của GNU FDL, hoặc một phiên bản cũ hơn nhưng với tuyên bố "hoặc bất kỳ phiên bản nào mới hơn", hoặc các tùy chọn Văn bản bìa hoặc Phần bất biến phải không được sử dụng. Nếu có chứa nội dung không được xuất bản đầu tiên tại MC, nó chỉ có thể được tái cấp phép nếu nó được thêm vào một MMC trước ngày 1 tháng 11, 2008.
 
Tiết 11 của giấy phép sẽ hết hạn sau ngày 1 tháng 8 năm 2009. Lý do của việc này là để ngăn ngừa điều khoản không bị sử dụng như một thước đo khả năng tương thích tổng quát. Quỹ Phần mềm Tự do nói rằng tất cả nội dung được thêm vào Wikipedia trước ngày 1 tháng 11 năm 2008 là một ví dụ thỏa mãn những điều kiện này.
 
== Chế tài ==
Wikipedia, nơi sử dụng giấy phép GFDL nổi tiếng nhất, chưa bao giờ kiện ra ai ra tòa để bắt buộc họ phải tuân thủ giấy phép<ref>[http://www.pcworld.com/article/id,135550-c,copyright/article.html Baidu May Be Worst Wikipedia Copyright Violator], ''[[PC World (magazine)|PC World]]'', [[2007-08-06]], accessed on [[2007-09-10]]</ref>. Một tòa án tại Hà Lan đã kiện một tạp chí thương mại vi phạm một giấy phép tương tự - [[Giấy phép Creative Commons|CC-BY-NC-SA]] - khi in lại một bức ảnh đã được tải lên [[Flickr]]<ref>[http://www.groklaw.net/article.php?story=20060316052623594 Creative Commons License Upheld by Dutch Court], ''Groklaw'', [[2006-03-16]], accessed on [[2007-09-10]]</ref>.
 
== Những chỉ trích về GFDL ==
Dự án [[Debian]] và [[Nathanael Nerode]] đã có lời phản đối giấy phép<ref>[http://people.debian.org/~srivasta/Position_Statement.xhtml Draft Debian Position Statement about the GNU Free Documentation License (GFDL)]. Accessed on [[2007-09-25]].</ref>. Những lập trình viên Debian cuối cùng đã biểu quyết đồng ý những sản phẩm được cấp phép theo GFDL là thỏa mãn với [[Hướng dẫn Phần mềm Tự do Debian]] của họ miễn là điều khoản về phần bất biến không được sử dụng<ref>[http://www.debian.org/vote/2006/vote_001 General Resolution: Why the GNU Free Documentation License is not suitable for Debian]. debian.org. Accessed on [[2007-09-25]].</ref>. Những người này đề nghị sử dụng những giấy phép thay thế như các [[giấy phép Creative Commons]] [[chia sẻ tương tự]], [[Giấy phép Tài liệu BSD]], hay thậm chí là sử dụng GNU GPL. Họ xem GFDL là giấy phép không tự do. Lý do là GFDL bắt buộc các văn bản "bất biến" không được thay đổi hoặc xóa đi, cùng với sự cấm đoán những hệ thống [[quản lý quyền lợi kỹ thuật số]] (DRM) khi sử dụng GFDL về mặt từ ngữ còn áp dụng cho cả "những bản sao chép cá nhân được tạo ra nhưng không phân phối"<ref>[http://home.twcny.rr.com/nerode/neroden/fdl.html Why You Shouldn't Use the GNU FDL]. ([[2003-09-24]]), twcny.rr.com. Accessed on [[2007-09-25]].</ref>.
 
=== Điều khoản DRM ===
GNU FDL có chứa lời tuyên bố sau:
 
{{quotation|'''Nguyên văn:'''<br />You may not use technical measures to obstruct or control the reading or further copying of the copies you make or distribute.<br /><br />
'''Tạm dịch''':<br />
Bạn không được sử dụng bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào để cản trở hoặc quản lý việc đọc hoặc sao chép về sau của những bản sao do bạn tạo ra hoặc phân phối.}}
 
Dòng 63:
{{quotation|Điều này có nghĩa là bạn không thể xuất bản chúng mà sử dụng những hệ thống DRM để hạn chế những người sở hữu bản sao này. Nó không có ý nói đến việc sử dụng kỹ thuật mã hóa hoặc quản lý truy cập tập tin đối với bản sao của chính bạn. Tôi sẽ nói chuyện với luật sư của chúng ta và xem xem câu này có cần phải làm rõ nghĩa hơn không.}}
 
=== Những phần bất biến ===
Một tác phẩm GNU FDL có bị gây trở ngại một cách nhanh chóng vì tác phẩm đó sẽ được trao cho một tiêu đề mới, hoàn toàn khác và kèm theo một danh sách các tiêu đề trước đó của nó. Điều này có thể dẫn đến tình huống trong đó có một loạt các trang ghi tiêu đề, cùng những lời đề tặng, trong mỗi một bản sao của cuốn sách nếu nó đã được thay đổi nhiều lần. Những trang này không để bỏ đi cho đến khi nào tác phẩm thuộc về [[phạm vi công cộng]] sau khi hết hạn [[bản quyền]].
 
Dòng 70:
{{quotation|Mục đích của những phần bất biến, kể từ những năm 80 khi chúng tôi lần đầu tiên biến Bản tuyên ngôn GNU thành một phần biến trong Sổ tay Sử dụng Emacs, là để đảm bảo rằng chúng không thể bị bỏ đi. Cụ thể hơn, là để đảm bảo rằng những người phân phối Emacs cùng với cả những phần mềm không tự do sẽ không thể xóa bỏ những tuyên bố về triết lý của chúng tôi, điều mà họ có thể sẽ nghĩ tới vì những tuyên bố đó đang phê phán hành động của họ.}}
 
=== Không tương thích qua lại với GPL ===
GNU FDL [[tương thích giấy phép|không tương thích]] với GPL theo cả hai chiều: có nghĩa là những tài liệu GNU FDL không thể đặt vào mã GPL và những mã GPL cũng không thể đặt vào một sổ tay sử dụng theo GNU FDL<ref>[http://lists.debian.org/debian-legal/2003/04/msg00258.html Richard Braakman on Debian-legal] about GFDL/GPL incompatibility</ref>. Vì lý do này, những đoạn mã ví dụ thường được [[giấy phép kép|cấp phép kép]] để chúng có thể xuất hiện trong tài liệu cũng như sử dụng trong một chương trình phần mềm tự do{{Fact|date=February 2008}}.
 
Dòng 77:
{{quotation|Với việc phát biểu rằng [[Giấy phép Công cộng Hạn chế GNU|LGPL]] chỉ là một giấy phép bổ sung nằm ở phía trên GPL, chúng ta đã đơn giản hóa không gian giấy phép của chúng ta rất nhiều. Nó cũng giống việc bỏ đi một lực trong vật lý vậy, đúng chứ? Nhưng chúng ta mới chỉ thống nhất [[điện từ yếu]]. [[Lý thuyết trường thống nhất]] vẫn thoát khỏi tay chúng ta cho đến khi nào cả những giấy phép tài liệu cũng chỉ là những giấy phép bổ sung nằm trên GPL. Tôi không biết làm thế nào chúng ta đạt được điều đó, nó là trọng lực, nó thật sự rất khó.}}
 
=== Gánh nặng khi in ấn ===
GNU FDL đòi hỏi những người được cấp phép, khi in một tài liệu dưới giấy phép này, cũng phải kèm theo "Giấy phép này, những thông báo bản quyền, cùng thông báo giấy phép trong đó nói rằng Giấy phép này áp dụng cho Tài liệu" (''this License, the copyright notices, and the license notice saying this License applies to the Document''). Điều này có nghĩa là nếu một người được cấp phép in một bản sao bài viết mà văn bản của nó do GNU FDL điều chỉnh, anh hoặc chị ta cũng phải kèm theo một lời thông báo bản quyền và một bản in thực sự toàn văn GNU FDL, mà bản thân giấy phép này cũng đã là một tài liệu khá lớn. Tệ hơn nữa, những yêu cầu như vậy cũng áp dụng cho việc sử dụng đơn lẻ chỉ một hình ảnh (ví dụ, hình ảnh trên Wikipedia)<ref>[http://notablog.notafish.com/index.php/2005/04/21/26-why-the-wikimedia-projects-should-not-use-gfdl-as-a-stand-alone-license-for-images|blog article about the problem of printing just one wikipedia (GFDL) picture] Chú ý rằng việc nhúng hình ảnh vào một tạp chí cũng gần như đòi hỏi toàn bộ cuốn tạp chí cũng phải được cấp phép theo GFDL hoặc CC-BY-SA.</ref>.
 
=== Những dạng thức trong suốt ===
Định nghĩa của dạng thức "trong suốt" (''transparent'') khá phức tạp, và có thể khó áp dụng. Ví dụ, những bản vẽ được yêu cầu phải ở định dạng cho phép chúng được sửa đổi dễ dàng bằng "một chương trình vẽ nào đó dễ dàng có được". Định nghĩa "dễ dàng lấy được" (từ gốc ''"widely available"'') có thể khó diễn dịch, và có thể thay đổi theo thời gian, vì có những phần mềm ví dụ như chương trình sửa đổi hình ảnh [[Inkscape]] mã nguồn mở liên tục phát triển, nhưng vẫn chưa đạt đến phiên bản 1.0. Tiết đoạn này, được viết lại giữa phiên bản 1.1 và 1.2 của giấy phép, đã sử dụng không nhất quán các thuật ngữ "dễ dàng có được" và "mang tính thương mại" (''proprietary'') mà không định nghĩa chúng. Theo một diễn dịch sát với giấy phép, việc tham chiếu đến "chương trình soạn thảo văn bản chung" (''generic text editors'') có thể được diễn dịch là loại trừ bất kỳ định dạng nào mà con người không đọc được thậm chí nếu nó được một bộ xử lý văn bản mã nguồn mở sử dụng; còn theo một cách diễn dịch thoáng, định dạng .doc của [[Microsoft Office Word|Microsoft Word]] cũng có thể được xem là trong suốt, vì một nhóm con trong các tập tin .doc có thể được sửa đổi hoàn hảo bằng [[OpenOffice.org]], và do đó định dạng này không phải là thứ "chỉ có thể đọc hoặc sửa đổi bằng những phần mềm xử lý văn bản thương mại" (''that can be read and edited only by proprietary word processors'').
 
Dòng 106:
* [[Free On-line Dictionary of Computing]]
 
== Xem thêm ==
* [[Giấy phép BSD]]
* [[Bản quyền]]
Dòng 120:
{{reflist|2}}
 
== Liên kết ngoài ==
{{Wikisource|GFDL 1.2}}
* [http://www.gnu.org/copyleft/fdl.html Bản quyền GFDL chính thức] (tiếng Anh)
* [http://www.gnu.org/home.vi.html Dự án GNU]
* Bản dịch tiếng Việt của [http://vi.openoffice.org/gplv.html GPL] và [http://vi.openoffice.org/lgplv.html LGPL]
 
[[Thể loại:GFDL| ]]
Dòng 163:
[[fy:GNU/FDL]]
[[ga:Ceadúnas GNU do Dhoiciméadú Saor]]
[[gl:Licenza de Documentación Libre de GNU]]
[[gu:GFDL]]
[[ko:GNU 자유 문서 사용 허가서]]