Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Tăng Bạt Hổ”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 11:
Thực dân Pháp và triều đình Nguyễn cử [[Nguyễn Thân]] và [[Trần Bá Lộc]] đem quân đàn áp phong trào kháng chiến ở Bình Định. Đầu năm 1886 Tăng Bạt Hổ cử hai tướng là Bùi Điền và Đỗ Duyệt đem quân giao chiến với Nguyễn Thân nhưng bị thất bại. Ông tiếp tục chiêu mộ thêm binh sỹ, củng cố thêm các đồn lũy để chống lại quân của Nguyễn Thân, nhưng trước thế mạnh của địch, hầu hết các chiến lũy của nghĩa quân đều bị phá vỡ. Đầu năm 1887 Nguyễn Thân kéo đại quân triệt phá mật khu Kim Sơn, vây bắt Tăng Bạt Hổ. Mặc dù Nguyễn Thân không thực hiện được kế hoạch, nhưng do quân ít, vũ khí thô sơ nên cuối cùng nghĩa quân tan rã. Nghĩa quân tản mát rồi nương náu tại các bản làng Tây Nguyên.
 
Sau khi cuộc khởi nghĩa bị đàn áp, Tăng Bạt Hổ vượt núi sang Lào, [[Xiêm La|Xiêm]], [[Trung Quốc]], Nga, Nhật tìm Lưu Vĩnh Phúc nhưng Phúc đã chết. Ông quyết định theo nghề hàng hải, làm thủy thủ cho tàu buôn, vì thế có điều kiện quan sát văn minh của các nước và tìm thêm đồng chí. Nhờ nghề thủy thủ, ông thường qua lại [[Yokohama|Hoành Tân]], Trường Kì và sau đó ít năm, ông thông thạo [[tiếng Nhật]] và được sung vào Hải quân Nhật Bản.
 
Trong [[chiến tranh Nga-Nhật]] (1904 - 1905), vì lòng căm hờn người Âu, ông nguyện hi sinh giúp Nhật, nổi tiếng là quả cảm, có công trong những trận chiến [[Trận Đài Liên|Đài Liên]] và [[Trận Lữ Thuận|Lữ Thuận]]. Ngày khải hoàn, ông được dự bữa đại yến do [[Thiên hoàng Minh Trị]] (1868 - 1911) đãi các tướng sĩ. Đỡ chén rượu của [[Nhật hoàng|Thiên hoàng]] ngự rót thưởng, ông uống một hơi cạn rồi khóc lớn ở giữa triều đình. ThiênNhật hoàng hỏi, ông giãi bày hết nỗi lòng:
:''Tôi vốn không phải là người Nhật mà là một người vong mạng Việt Nam. Sau khi thất bại trong việc chống Pháp, tôi trốn qua Xiêm, qua Trung Hoa rồi tới đây, may được Bệ hạ tin dùng. Nay thấy quý quốc thắng Nga, làm vẻ vang cho giống da vàng, tôi nghĩ đến tình cảnh nước tôi mà không cầm được giọt lệ.''
:''Bao giờ dân nước tôi mới được một bữa yến như bữa này của quý quốc!''<ref>Đông Kinh Nghĩa Thục, [[Nguyễn Hiến Lê]] </ref>