Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Lang Công”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
→‎Cuộc đời, Sự nghiệp: xóa đoạn lan man, ko liên quan
Dòng 2:
 
 
==Cuộc đời, Sựsự nghiệp==
Sách Thành Hoàng Việt Nam của Phạm Minh Thảo, Trần Thi An, Bùi Xuân Mỹ - NXB Văn hóa Thông tin 1997 và bản sách ký hiệu: TT-TS FQ 40 18/X11, 11, Viện Thông tin Khoa học Xã hội - Uỷ ban Khoa học Xã hội Việt Nam ([[Ngọc phả Thần tích]] do [[Hàn lâm Đông các Đại học sĩ Nguyễn Bính]] phụng soạn năm Nhâm Thân - 1572, triều [[Lê Anh Tông]] niên hiệu Hồng Phúc nguyên) viết: Thời Triệu Vũ Vương (207-137 TCN) nước Nam Việt, trang [[Nam Trì]] có một người tên Nguyễn Tuyên (sách Thành Hoàng Việt Nam của Phạm Minh Thảo, Trần Thi An, Bùi Xuân Mỹ - NXB Văn hóa Thông tin 1997 chép là Nguyễn Nghị), lấy vợ người trang Đoài, xã [[Thổ Hoàng]] bên cạnh, tên là Trần Thị Huyền. Tuy chỉ làm ruộng nhưng gia đình khá giả., Vợvợ chồng là người có lòng trung hậu, lương thiện nhưng ông bà vẫn chưa toại nguyện, ở hiền mà chưa gặp được lành.
Năm Nguyễn công 51 tuổi, bà 42 tuổi vẫn chưa có con trai. Hai vợ chồng là người tín tâm, ngày lễ tiết nào cũng thành tâm cầu đảo Trời Đất, thần linh phù hộ ban cho một đứa con trai nối dõi tông đường. Một hôm, ông than thở với bà: “Nhà ta cả đời tu thân tích đức, làm rất nhiều việc thiện, đời đời làm ruộng, không bao giờ bất nghĩa, vì tài vật mà phạm tà gian, không tham lam, chẳng ích kỷ hại nhân, không mưu sâu kế hiểm, lấy chữ nhẫn làm đầu bao nhiêu năm nay mã vẫn chưa thấy điềm lành như mong mỏi. Mình phải thành kính cầu đảo Trung thiên, khấn nguyện Thiên Địa bách Thần phù hộ ban cho cậu con trai thì mới mãn nguyện”. Ông nói xong bèn chọn ngày lập đàn cầu đảo, khấn nguyện đường trì, hậu thổ, bách Thần ba ngày trung tuần tháng 5 cầu tự. Nơi lập đàn cầu đảo là gò cao. Sau khi cầu đảo xong, đỉnh gò phát muôn vàn tia hào quang, nước sông bỗng nhiên ngừng chảy.
Một hôm thanh nhàn, bà Trần Thị ra sông Kim Ngưu hóng mát nơi phân dòng thành nhánh nhỏ, nước chảy quanh co chín khúc về phía bắc như còn rồng ôm lấy đất [[Nam Trì]]. Trời hè oi bức, bà liền xuống bến tắm, cạnh cây cầu bắc qua nhánh sông nhỏ tắm rửa. Rồi bà về nhà ở trước làng. Đến khu đất thế Phượng Hoàng hàm thư nằm ở giáp giới khu Ngọc Khê; nơi ngã ba của hai nhánh sông nhỏ của hai sông Kim Ngưu, Nguyệt Đức giao nhau bao lấy. Đột nhiên mây đen kéo đến, trời bỗng tối sầm, gió thổi ầm ầm, mưa như trút nước. Bà chạy vội vào quán đình ngay đó chờ trời tạnh mưa. Mưa gió làm mất đi ngày hè nóng nực, bà tựa lan can bên trái quán đình thiu thiu ngủ. Bổng thấy từ trên trời một con hổ vàng giáng xuống nằm cạnh bên trái mình. Quàng tay bắt được, bà hốt hoảng tỉnh giấc. Lúc này mưa dứt, gió tan, trời quang mây tạnh, bà vội vã trở về nhà.
Từ đấy bà cứ nghĩ miên man. Rồi bà có mang mười một tháng. Ba ngày bà trở dạ, trời đất đang tối đen bổng sáng bừng, lấp lánh châu ngọc, đầy nhà tỏa khí ngọc thơm ngát. Ngày 9/3 năm Nhâm Thân bà sinh hạ được một con trai cằm én, đầu hổ, lưỡng quyền cao, tai to, chân tay dài, bụng có bảy sợi lông (có sách nói lòng bàn tay bàn chân đều có bảy sợi lông). Ông bà mừng rỡ, một mực yêu chiều. Vì chiêm bao thấy hổ nên sau bách nhật đặt tên Danh Lang.
Lớn lên, Danh Lang có tướng mạo kỳ lạ, cao lớn khác thường. Bẩm sinh giọng nói như hổ gầm, vang như sấm. Khi trưởng thành là người có ước muốn tang bồng, chí lớn. Khí chất thì oai phong lẫm liệt, học vấn uyên bác, văn võ toàn tài. Là người nghĩa khí, trung chính lòng dạ trong sáng nên Danh Lang được nhân dân trong làng, quanh vùng kính nể, phục tùng. Sau là người mưu đồ đại sự, anh hùng cái thế, anh dũng mưu lược.
 
Năm Nguyễn công 51 tuổi, bà 42 tuổi vẫn chưa có con trai. Hai vợ chồng cầu đảo Trời Đất, thần linh phù hộ. Một hôm, bà Trần Thị ra sông Kim Ngưu tắm rồi ngủ và mộng thấy từ trên trời một con hổ vàng giáng xuống nằm cạnh bên trái mình. Bà trở về nhà và có mang. Ngày 9/3 năm Nhâm Thân bà sinh hạ được một con trai. Vì chiêm bao thấy hổ nên sau bách nhật đặt tên Danh Lang.
Cũng thời này, tại huyện Lôi Dương, quận Cửu Chân có một gia đình Quận trưởng họ Lã tên Tạo nghề tay trái là thày thuốc, lấy vợ con gái Quận trưởng Vũ Ninh tên là Trương Vĩ tài sắc công dung. Hai vợ chồng hòa hợp yêu thương nhau, có bẩy người con đều có tài múa gươm cưỡi ngựa giỏi. Ngày 10/3 năm Tân Hợi bà Trương Vĩ sinh hạ được người con trai thứ tám có diện mạo khôi kỳ, diện bộ tam đình bình đẳng, ngũ nhạc triều thiên, mắt phượng mày ngài, cằm én đầu hổ , bụng có bảy nốt ruồi hình chòm sao Bắc Đẩu, tay thì chấm gối, chân dài có bảy sợi lông. Thần phong thì lẫm liệt, uy quyền thiên bẩm, phong cách mãnh tướng kỳ tài. Cha mẹ quí như vàng ngọc. Tròn bách nhật đặt tên là Gia. Gia đầy năm đã nói sõi, ba tuổi đã thông Âm luật nên cha mẹ đặt lại tên là Bảo cho phù hợp. Xuân qua hạ đến, ngoảnh đi ngoảnh lại Bảo đã tám tuổi nên cha mẹ cho đi học tại trường của tiên sinh họ Dương ở khu Khổng Tước. Ba năm học, Bảo thông cả Bách gia Chư tử, Tam phần Ngũ điển, biết cả Binh thư học thảy hết mọi thứ chẳng còn gì.
 
Lớn lên, Danh Lang có tướng mạo kỳ lạ, cao lớn khác thường. Ông kết nghĩa với Bảo Lang tức Lữ Gia. Hai người được nhân dân [[Nam Trì]] một lòng kính nể, phục tùng gọi hai ông là Bảo Công, Lang Công.
Tại quận Cửu Chân có nhà họ Hàn thuộc dòng tộc lớn nhưng hung nghịch, thấy Bảo chí khí hơn người, muốn mời Bảo làm cán sự trong quận. Bảo không chấp nhận nên thâm tâm thù oán, tập trung tay chân hãm hại gia quyến Bảo. Biết không thể sống được ở quê, ông quận trưởng kết thúc gia tình cùng gia quyến, vợ con về thẳng huyện Thiên Thi, phủ [[Khoái Châu]], xứ [[Sơn Nam]]. Đến trang Nam Trì thấy khu đất nơi ngã ba sông Kim Ngưu, Nguyệt Đức, các nhánh sông chảy vòng chín khúc, thế đất ''Phượng Hoàng Hàm thư'', nhân dân hiền lương nên ở lại lập quán, hành nghề lang y giúp dân. Sau, nghe tin gã họ Hàn nọ bị nhân dân, hào mục căm thù giết chết nên Bảo cùng gia quyến khăn gói trở về quê. Được hơn một tháng thì cha mẹ đều đột ngột từ trần. Bảo từ biệt các anh đến quê ngoại ở với người cậu là Trương Công Đàm. Ông cậu rất quý mến người cháu. Được một năm, người cậu bị tên Đào Hoan giết chết. Bảo rất căm phẫn nhất quyết báo thù để rửa hận cho cậu.Sau, Bảo lang bạt đến vùng Thiền Lâm đất Ô Lý, ở tại Thiền tăng với Thiền sư hiệu là Huyền Ly tại chùa Thiên Quang. Vị Thiền sư cưu mang Bảo cũng là người có đại tâm nên trợ giúp rất đắc lực trong việc chiêu mộ binh sĩ.
 
Rồi Bảo lại về [[Nam Trì]], nơi quen thuộc cùng cha mẹ đã từng sinh sống để chiêu mộ binh sĩ, chờ thời khởi sự. Về lại [[Nam Trì]] tại quán đình đầu làng, Bảo gặp lại Lang lại thì kết vi bằng hữu, tương ái tương thân, như tâm như phúc, bốn biển gặp nhau như anh em sinh đôi. Hai anh em gặp nhau như tâm Trời đã định, như anh hùng tương ngộ, bẩm sinh tương tề như cùng một gốc, thề nguyện sinh tử cùng nhau. Hai người được nhân dân [[Nam Trì]] một lòng kính nể, phục tùng gọi hai ông là Bảo Công, Lang Công.
Một hôm Bảo Công tâm sự, than thở với Lang Công: “Ta nhớ ân tình của ông cậu bị tên Đào Hoan giết hại nên muốn rửa mối hận, trả thù cho cậu, chỉ hiềm thân cô thế cô. Nay đạo Trời sai khiến anh em ta tái ngộ, lại có cái gốc tình nghĩa cũ như môi với răng, được dựa vào nhau, chẳng mong gì hơn, biết là đường dài mới hay sức ngựa. Ý nguyện của ta là như vậy, người anh em hiến cho một mưu kế phù hợp”. Nghe Bảo Công nói, Lang Công bừng bừng nổi giận: “Chúng ta từ tình bạn thành tình nghĩa anh em, thề đồng cam cộng khổ, sống chết chẳng sờn, em thề cùng anh nhất tâm báo thù”. Thế là hai anh em quyết tâm lập doanh trại, chiêu mộ quân sĩ, rửa hận. Ngay ngày hôm đó hai anh em chiêu mộ hai khu Bảo Tàng, Ngọc Khê của trang [[Nam Trì]] được 480 người, trong huyện Thiên Thi được 459, xung quanh huyện được 211 người. Tổng cộng được hơn một nghìn binh sĩ theo hai ông chinh chiến. Bảo Công rất yên lòng có được người em đồng tâm hỗ trợ, lại tuyển được quân binh nên mở tiệc khao thưởng binh sĩ.
Công việc xong xuôi, Bảo Công trở về Lâm Ấp, Ô Lý mang vài trăm binh sĩ về Sơn Nam hợp với quân của Lang Công tiến đánh Đào Hoan. Khi đến cửa sông Bạch Đằng, neo thuyền lên bờ. Không rõ đạo Trời xui khiến thế nào, hai ông bất ngờ gặp Đào Gia Hoan đang hoành hành ở đó bèn chia quân giao chiến, chém được Hoan. Hai ông về Vũ Ninh tế lễ vong hồn người cậu, khao thưởng quân sĩ.
 
Trả thù xong, hai ông trở lại Nam Trì. Oai danh chấn động gần xa nên nhân dân kính nể, thần phục. Hai ông cho dựng quán sở chỗ quán đình cũ trên đất Phượng Hoàng hàm thư, nơi có kiểu đất rốn rồng, đuôi rùa làm Tạp cục (bản doanh). Hơn một tháng sau, anh em thù tạc, tâm giao tưởng chừng không sao xa nhau được. Bảo Công ngậm ngùi từ biệt Lang Công trở về Ô Lý.
 
Hai năm sau, khi Triệu Vũ đế (Vũ vương Triệu Đà, 197-137 TCN) chết, Triệu Văn đế (Văn vương Triệu Hồ tức Triệu Mạt hay Triệu Muội, con Trọng Thuỷ) nối ngôi (136-125 TCN) lệnh cho các châu, huyện đề cử người hiền lương phương chính, văn võ toàn tài, học vấn uyên bác ra giúp nước. Bảo Công, Lang Công đều trúng lại được yết kiến nhà vua ứng đối trôi chảy nên ra sắc chỉ phong Bảo Công chức Thị tụng Tham quan (Quân sư) đảm nhiệm việc luyện quân và công văn cho Triều đình; Lang Công chức Điển binh (Cấm quân bảo vệ triều đình). Năm Văn vương thứ 6, Bảo Công được phong Tể tướng, Lang Công được phong Đốc lĩnh (chữ Đốc âm cổ là Đại tướng) châu Ái kiêm châu Hoan. Trong thời gian này, Văn vương cùng Bảo Công, Lang Công sắp đặt lại kỷ cương trật tự triều chính, quân thần hiệp đức nên thiên hạ thái bình, nhân dân yên vui, no ấm. Văn vương chết, [[Minh vương]] nối ngôi. Minh vương trọng đãi, hai họ của hai anh em quí hiển có hơn bốn mươi người làm quan truyền đời.