Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Lang Công”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
→‎Nhận định: bớt đoạn lan man
Dòng 8:
 
Lớn lên, Danh Lang có tướng mạo kỳ lạ, cao lớn khác thường. Ông kết nghĩa với Bảo Lang tức Lữ Gia. Hai người được nhân dân [[Nam Trì]] một lòng kính nể, phục tùng gọi hai ông là Bảo Công, Lang Công.
Một hôm Bảo Công tâm sự, than thở với Lang Công: “Ta nhớ ân tình của ông cậu bị tên Đào Hoan giết hại nên muốn rửa mối hận, trả thù cho cậu, chỉ hiềm thân cô thế cô. Nay đạo Trời sai khiến anh em ta tái ngộ, lại có cái gốc tình nghĩa cũ như môi với răng, được dựa vào nhau, chẳng mong gì hơn, biết là đường dài mới hay sức ngựa. Ý nguyện của ta là như vậy, người anh em hiến cho một mưu kế phù hợp”. Nghe Bảo Công nói, Lang Công bừng bừng nổi giận: “Chúng ta từ tình bạn thành tình nghĩa anh em, thề đồng cam cộng khổ, sống chết chẳng sờn, em thề cùng anh nhất tâm báo thù”. Thế là hai anh em quyết tâm lập doanh trại, chiêu mộ quân sĩ, rửa hận. Ngay ngày hôm đó hai anh em chiêu mộ hai khu Bảo Tàng, Ngọc Khê của trang [[Nam Trì]] được 480 người, trong huyện Thiên Thi được 459, xung quanh huyện được 211 người. Tổng cộng được hơn một nghìn binh sĩ theo hai ông chinh chiến. Bảo Công rất yên lòng có được người em đồng tâm hỗ trợ, lại tuyển được quân binh nên mở tiệc khao thưởng binh sĩ.
Công việc xong xuôi, Bảo Công trở về Lâm Ấp, Ô Lý mang vài trăm binh sĩ về Sơn Nam hợp với quân của Lang Công tiến đánh Đào Hoan. Khi đến cửa sông Bạch Đằng, neo thuyền lên bờ. Không rõ đạo Trời xui khiến thế nào, hai ông bất ngờ gặp Đào Gia Hoan đang hoành hành ở đó bèn chia quân giao chiến, chém được Hoan. Hai ông về Vũ Ninh tế lễ vong hồn người cậu, khao thưởng quân sĩ.
 
Bảo Công và Lang Công cùng nhau mộ được 1000 binh sĩ đánh Đào Hoan để trả thù cho cậu của Bảo Lang. Trả thù xong, hai ông trở lại Nam Trì. Oai danh chấn động gần xa nên nhân dân kính nể, thần phục.
Trả thù xong, hai ông trở lại Nam Trì. Oai danh chấn động gần xa nên nhân dân kính nể, thần phục. Hai ông cho dựng quán sở chỗ quán đình cũ trên đất Phượng Hoàng hàm thư, nơi có kiểu đất rốn rồng, đuôi rùa làm Tạp cục (bản doanh). Hơn một tháng sau, anh em thù tạc, tâm giao tưởng chừng không sao xa nhau được. Bảo Công ngậm ngùi từ biệt Lang Công trở về Ô Lý.
 
Hai năm sau, khi Triệu Vũ đế (Vũ vương Triệu Đà, 197-137 TCN) chết, Triệu Văn đế (Văn vương Triệu Hồ tức Triệu Mạt hay Triệu Muội, con Trọng Thuỷ) nối ngôi (136-125 TCN) lệnh cho các châu, huyện đề cử người hiền lương phương chính, văn võ toàn tài, học vấn uyên bác ra giúp nước. Bảo Công, Lang Công đều trúng lại được yết kiến nhà vua ứng đối trôi chảy nên ra sắc chỉ phong Bảo Công chức Thị tụng Tham quan (Quân sư) đảm nhiệm việc luyện quân và công văn cho Triều đình; Lang Công chức Điển binh (Cấm quân bảo vệ triều đình).

Năm Văn vương thứ 6, Bảo Công được phong Tể tướng, Lang Công được phong Đốc lĩnh (chữ Đốc âm cổ là Đại tướng) châu Ái kiêm châu Hoan. Trong thời gian này, Văn vương cùng Bảo Công, Lang Công sắp đặt lại kỷ cương trật tự triều chính, quân thần hiệp đức nên thiên hạ thái bình, nhân dân yên vui, no ấm. Văn vương chết, [[Minh vương]] nối ngôi. Minh vương trọng đãi, hai họ của hai anh em quí hiển có hơn bốn mươi người làm quan truyền đời.
 
11 năm sau, Minh vương chết, Thái hậu Cù Thị tư thông nhà Tây Hán không đưa con của vợ cả người Việt là Kiến Đức mà đưa con mình là Triệu Hưng nối ngôi lấy hiệu Ai vương (113-112 TCN). Ai vương tuổi còn, Cù Thị tư thông với xứ thần Tây Hán là tướng An quốc thiếu Quý nguyên người tình cũ. Cù thị nhiếp chính, nắm quyền lực nên triều chính suy tàn. Một hôm Ai vương ngồi trên điện Thái Hoà thấy đám mây đen hình con chó bay từ phía tây bắc về, bèn hỏi Thị vệ, song không ai biết là điềm gì, Bảo Công bèn trả lời: “Đây là điềm Trời báo sắp có tai biến, hiện Hán Vũ đế đang gây chiến với các nước láng giềng và sẽ xâm lăng nước Việt ta, Bệ hạ nên cho tăng cường phòng thủ biên thuỳ, đề phòng bất trắc”. Cận thần Ngô Quyền, Lý Ước nhà Tây Hán lại tâu với Vua là nhà Hán thì ở xa, lại có núi Ngũ Lĩnh án ngữ có thể cố thủ, không cần phải đề phòng.
11 năm sau, Minh vương chết, Thái hậu Cù Thị tư thông nhà Tây Hán không đưa con của vợ cả người Việt là Kiến Đức mà đưa con mình là Triệu Hưng nối ngôi lấy hiệu Ai vương (113-112 TCN). Ai vương tuổi còn, Cù Thị tư thông với xứ thần Tây Hán là tướng An quốc Thiếu Quý nguyên người tình cũ. Cù thị nhiếp chính, nắm quyền lực nên triều chính suy tàn.
 
Ít lâu sau, nhà Hán cử tướng Lộ Bác Đức làm Phục Ba tướng quân và Trung Quân làm Phó tướng đưa năm đạo binh với hai mươi vạn quân chia hai đường thủy bộ tiến đánh Nam Việt. Quân bộ qua qua cử ải ven theo đường núi, quân thuỷ qua sông Lục Đầu và cửa biển Thần Phù tiến vào châu Ái, châu Hoan, thư cấp báo từ biên ải báo về khẩn cấp có ngày đến năm lần. Ai vương giao Bảo Công cầm quân đường bộ, Lang Công cầm quân đường thuỷ đến châu Đại Điền hội quân, đánh cho quân Tây Hán thua hơn mười trận. Thấy vậy, Lộ Bác Đức tâu với chủ tướng: “Nước Nam Việt chỉ có Bảo Công, Lang Công hai tướng tài, mưu lược trí dũng như Thánh như Thần, quân ta khó mà địch nổi. Kế tốt nhất là dùng mưu chứ không thể dùng vũ lực”. Lộ Bác Đức bèn sai quân mang nghìn nén vàng đến đút lót bọn cận thần, dùng kế ly gián vua tôi. Bọn gian thần Ngô Quyền, Lý Ước ăn hối lộ nên tâu Ai vương: “Hai tướng Bảo, Lang vì có âm mưu phản quốc, hoà hoãn với nhà Hán nên bắt được tướng sĩ, binh lính Hán lại tha không giết”. Ai vương nghe vậy tin ngay và sai cận thần triệu hai ông về triều, giáng Lang Công làm Huyện lệnh Thiên Thi, Bảo Công làm Huyện lệnh Phong Châu . Lang Công về triều thấy Ai vương tín nhiệm bọn gian thần nên tuân lệnh về huyện sở Thiên Thi và tiến quân binh về quán sở ở [[Nam Trì]]. Còn Bảo Công, trong lòng Ông rất căm hận bọn Ngô Quyền, Lý Ước, oán giận Ai vương tin lũ nịnh thần. Ông than rằng đất nước lâm nguy rồi, không chóng thì chầy sẽ vào tay nhà Hán. Rồi Ông về làm Huyện lệnh Phong Châu sau đổi về Bạch Hạc. Tại Phong Châu, một mình một phương, củng cố thành lũy, quân Hán không dám xâm phạm. Sau đó, Bảo Công tôn con trưởng Thuật Dương hầu Kiến Đức của Văn vương với vợ người Việt lên làm vua hiệu Triệu Dương vương.