Khác biệt giữa bản sửa đổi của “A-di-đà”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
Dòng 49:
Hay là viết 1 con số 1 rồi thêm 140 con số không (zéros) nữa cũng gọi là 1 A-tăng-kỳ, đây là A-tăng-kỳ của kiếp trái đất chớ không phải làm năm.}}</ref>. Thân hình của vị Phật này thường được vẽ bằng màu đỏ, tượng trưng cho màu mặt trời lặn phương Tây. Một tay của A-di-đà bắt [[Ấn (phật giáo)#ANTHIEN|ấn thiền định]], tay kia giữ một cái bát, dấu hiệu của một giáo chủ, cũng có ảnh một tay đức phật cầm tòa sen, một tay xòe ra đưa xuống đất có ý nghĩa để dẫn dất chúng sinh lên tòa sen về cõi tịnh độ. Tòa [[sen]] tượng trưng cho sự thanh tịnh và hai [[Công (chim)|con công]] là biểu hiện của sự thoát hiểm, thoát khổ. Tại [[Ấn Độ]] và [[Tây Tạng]], người ta tin rằng con công có thể ăn tất cả những chất độc mà không bị ảnh hưởng gì.
 
Tượng A Di Đà thường có những nét đặc trưng: đầu có các cụm thịt nhìn như tóc xoắn ốc, đó là Nhục kế-1 trong 32 tướng siêu việt, mắt nhìn xuống, miệng thoáng nụ cười cảm thông cứu độ, mình mặc [[áo cà sa]], ngồi hoặc đứng trên tòa sen.
 
Phật A-di-đà cũng thường được trình bày với hình tượng mang vương miện kết bằng ngọc quý, có khi dưới dạng của Pháp Tạng tỳ kheo, một dạng tiền kiếp của phật A Di Đà. Thông thường, A-di-đà được vẽ ngồi trên tòa sen, tay Ngài bắt ấn thiền hay [[Ấn (phật giáo)#ANGIAOHOA|ấn giáo hóa]]. Cùng được thờ chung với A-di-đà là hai [[Bồ Tát]], đó là [[Quán Thế Âm]] (sa. ''avalokiteśvara''), đứng bên trái và [[Đại Thế Chí]] (sa. ''mahāsthāmaprāpta''), đứng bên phải. Có khi người ta trình bày Phật A-di-đà đứng chung với Phật [[Phật Dược Sư|Dược Sư]] (sa. ''bhaiṣajyaguru-buddha'').