Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Sân khấu cổ truyền Việt Nam”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n sửa chính tả 3, replaced: vansu.vn → xxxx using AWB
Dòng 8:
Trong [[chiến tranh Nguyên Mông-Đại Việt|cuộc chiến chống Nguyên Mông]], [[nhà Trần]] bắt được nhạc sĩ Lý Nguyên Cát người [[Nhà Tống|Nam Tống]] vốn là trưởng ban kịch ca trong quân đội Nguyên Mông. Lý Nguyên Cát phỏng theo [[tiếng Việt]] mà soạn ra các vở [[tuồng]] và huấn luyện người Việt diễn tuồng. Sang thời [[Trần Dụ Tông]], có người phường trò là Đinh Bàng Đức ở nhà Nguyên sang nương nhờ vì chiến tranh<ref>Những cuộc nổi dậy của người [[Trung Quốc]] chống sự cai trị của [[nhà Nguyên]], kết thúc năm 1368 với sự ra đời của [[nhà Minh]]</ref>. Đinh Bàng Đức dạy người Việt lối hát cầm gậy<ref>Trần Xuân Sinh, sách đã dẫn, tr 470</ref>. Nhảy múa thường xuyên được tổ chức trong cung đình và trong dân gian. Ngoài [[chèo]], hát [[ca trù|ả đào]] truyền thống khá phổ biến trong dân gian và giới quý tộc<ref name="THQ268"/>. Các quý tộc [[nhà Trần]] yêu thích [[hát chèo]] và diễn [[hề]]. Thời Trần Dụ Tông, các quý tộc trong cung đình say mê nghệ thuật, nhiều vở [[hát chèo]] trong cung đình do chính những người trong hoàng tộc dàn dựng, biểu diễn và nhà vua tự mình duyệt lại, thưởng hậu cho người diễn và làm trò giỏi<ref name="THQ268"/>. Việc ca hát trong cung đình nhà Trần được sứ [[nhà Nguyên]] là Trần Cương Trung mô tả trong tác phẩm ''Sứ giao tập'', theo đó mỗi lần yến tiệc trong cung thường có ca nhạc và nhảy múa, các khúc ca giống như khúc ''Giáng Châu Long'', ''Nhập hoàng đô'' của phương Bắc, âm điệu cổ nhưng ngắn hơn.
 
Nhưng từ thế kỷ XV, triều đình nhà Lê cho nghệ thuật sân khấu là trò du hí của tiểu nhân (nhân dân lao động thất học), cấm vào diễn ở cung đình, đồng thời ban hành nhiều văn bản khá khắc nghiệt hạn chế nghệ thuật này phát triển trong dân gian.<ref>[http://www.vanhoanghean.com.vn/chuyen-muc-goc-nhin-van-hoa/nhung-goc-nhin-van-hoa/tuong-hat-boi-va-ban-sac-san-khau-truyen-thong-viet-nam Tuồng Hát Bội và bản sắc sân khấu truyền thống Việt Nam]</ref> Vì tình hình đó, nghệ thuật sân khấu vẫn tồn tại trong nông thôn nhưng không phát triển mạnh.
 
[[Cách mạng Tháng Tám]] thành công, nghệ thuật sân khấu bư­ớc vào thời kỳ sáng tạo mới. Các nghệ sĩ khắp nơi đư­ợc tập hợp. Các đoàn văn công đ­ược thành lập. Hàng loạt vở diễn sân khấu ra đời ở các chiến khu phục vụ kháng chiến. Những năm hoà bình, Sân khấu phát triển mạnh mẽ, từ một phong trào sân khấu bán chuyên nghiệp, sân khấu lửa trại phát triển thành các Đoàn nghệ thuật chuyên nghiệp. B­ước vào cuộc kháng chiến chống Mỹ, đội quân Sân khấu hùng hậu ra trận đến với nhiều trận địa ác liệt với khẩu hiệu “ Tiếng hát át tiếng bom ”. Nhiều tác phẩm sân khấu ra đời trong thời kỳ này mang dáng vóc sử thi, ca ngợi chiến công, ca ngợi các anh hùng, liệt nữ, lên án kẻ thù, cổ vũ cuộc chiến đấu là những vở diễn có mặt trên nhiều trận địa để lại ấn tư­ợng sâu sắc trong ng­ười xem. Sau năm 1975, cùng với cuộc hội tụ của cả dân tộc, Sân khấu về mái nhà [[Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam]]. Điểm nổi bật của sân khấu những năm 1975 đến 1990 ngoài những tác phẩm mang tính sử thi viết về chiến tranh, là một loạt vở diễn với đề tài xã hội đ­ương đại.<ref>[http://sankhau.com.vn/news/chang-duong-50-nam-nghe-thuat-san-khau.aspx Chặng đường 50 năm Nghệ thuật Sân khấu]</ref>
 
Năm 2010, từ đề nghị của Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã có Thông báo kết luận công nhận ngày 12/8 Âm lịch hàng năm là Ngày Sân khấu Việt Nam. Thủ tướng Chính phủ Việt Nam cũng đã có Quyết định số 13/QĐ-TTg ngày 04/01/2011 công nhận ngày 12/8 Âm lịch là Ngày Sân khấu Việt Nam.
Dòng 54:
==Liên kết ngoài==
*[http://video.google.com/videoplay?docid=2677932668405967527&hl=en Trích đoạn tuồng được biểu diễn tại một ngôi chùa ở Hà Nội]
*[http://vansu.vnxxxx/?part=vietnaminfo&opt=nghethuat&mainmenu=kienthuc Nghệ thuật biểu diễn dân gian]
 
{{Nghệ thuật Việt Nam}}