Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Phục Hưng”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
xóa các nguồn tự xuất bản
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 13:
== Tổng quan ==
[[Tập tin:Da Vinci Vitruve Luc Viatour.jpg|phải|nhỏ|256px|Bức ''[[Người Vitruvius]]'' của [[Leonardo da Vinci]] thể hiện ảnh hưởng của các tác giả cổ đại nên những nhà tư tưởng thời Phục Hưng. Dựa trên những đặc điểm miêu tả trong cuốn ''[[De architectura]]'' (Về Kiến trúc) của [[Vitruvius]] (thế kỉ 1 trước CN), da Vinci thử vẽ một người với những tỉ lệ hoàn hảo.]]
Phục Hưng là một phong trào văn hóa đã tác động sâu sắc tới đời sống trí thức châu Âu trong thời sơ kỳ hiện đại. Bắt đầu ở Ý, lan ra khắp châu Âu vào thế kỉ 1614-17, ảnh hưởng của nó hiện diện trong văn học, triết học, mĩ thuật, âm nhạc, chính trị, khoa học, tôn giáo, và các khía cạnh khác của đời sống tinh thần. Các học giả Phục Hưng sử dụng phương pháp [[chủ nghĩa nhân văn|nhân văn]] trong nghiên cứu, và khai thác hiện thực đời sống và cảm xúc con người trong nghệ thuật<ref name="perry-humanities">Perry, M. [http://college.hmco.com/humanities/perry/humanities/1e/students/summaries/ch13.html Humanities in the Western Tradition], Ch. 13</ref>.
 
Các nhà nhân văn Phục Hưng như [[Poggio Bracciolini]] đã lục tìm những tác phẩm văn học, lịch sử và hùng biện thời Cổ đại viết bằng tiếng Latin trong tàng thư ở các tu viện châu Âu, trong khi [[sự thất thủ của thành Constantinopolis]] (1453) tạo nên một làn sóng tỵ nạn của các học giả Hy Lạp mang lại nhiều bản thảo giá trị về [[Hy Lạp cổ đại]], mà phần nhiều đã rơi vào quên lãng trước đó ở phương Tây. Chính trong trọng tâm nghiên cứu mới về tài liệu văn học và lịch sử mà các học giả Phục Hưng khác biệt với các học giả Trung cổ của thời kỳ [[Phục Hưng thế kỷ 12]], những người tập trung vào nghiên cứu các công trình Hy Lạp và [[Ả Rập]] về khoa học tự nhiên, triết học và [[toán học]]. Trong sự hồi sinh của trường phái [[triết học tân Plato]], các nhà nhân văn Phục Hưng không chối bỏ Cơ đốc giáo, trái lại, nhiều công trình Phục Hưng vĩ đại nhất đã phục vụ nó, và Giáo hội bảo trợ nhiều tác phẩm nghệ thuật Phục Hưng. Tuy nhiên, một sự dịch chuyển tinh tế xảy ra trong cách mà các trí thức tiếp cận tôn giáo phản ánh trong nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống văn hóa. Hơn nữa, nhiều công trình Cơ đốc bằng tiếng Hy lạp, bao gồm kinh [[Tân Ước]] tiếng Hy Lạp, được mang về từ Byzantium lần đầu tiên cho phép các học giả phương Tây tiếp cận chúng. Ảnh hưởng mới của những tác phẩm Cơ đốc bằng tiếng Hy Lạp này, và đặc biệt là sự trở lại Tân Ước nguyên gốc bằng tiếng Hy lạp được những nhà nhân văn [[Lorenzo Valla]] và [[Erasmus]] khuyến khích, dọn đường cho [[Cải cách Kháng Cách]] về sau<ref>Open University,''[http://www.open.ac.uk/Arts/renaissance2/religion.htm Looking at the Renaissance: Religious Context in the Renaissance]'' (Retrieved ngày 10 tháng 5 năm 2007)</ref>.