Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Hải Nam”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n →‎Hành chính: sửa chính tả 3, replaced: Hán tựchữ Hán using AWB
nKhông có tóm lược sửa đổi
Dòng 38:
'''Hải Nam''' ([[chữ Hán]]: 海南, [[bính âm Hán ngữ|bính âm]]: Hǎinán) là [[tỉnh (Trung Quốc)|tỉnh]] cực nam của [[Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa|Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa]]. Tỉnh gồm nhiều đảo, trong đó đảo lớn nhất được gọi là '''[[đảo Hải Nam]]'''. [[Tỉnh lỵ]] là thành phố [[Hải Khẩu]].
 
Đảo Hải Nam là đảo lớn nhất dưới quyền kiểm soát của [[Trung Quốc]] (đảo [[Đài Loan]] lớn hơn nhưng nằm dưới quyền kiểm soát của [[Đài Loan|Trung Hoa Dân Quốc]]). Hải Nam có vị trí nằm ở [[biển Đông]], ngoài hải khơi và ngăn cách với [[bán đảo Lôi Châu]] của tỉnh [[Quảng Đông]] tại phía bắc bởi [[eo biển Quỳnh Châu]]. Về phía tây của đảo Hải Nam là [[vịnh Bắc Bộ]]. [[Ngũ Chỉ Sơn (núi Trung Quốc)|Ngũ Chỉ Sơn]] (1.876 m) là ngọn núi cao nhất đảo.
 
Từ năm [[1988]], Hải Nam tách khỏi tỉnh Quảng Đông, trở thành tỉnh riêng, đồng thời là một [[khu kinh tế tự do|đặc khu kinh tế]] của [[Trung Quốc]].
Dòng 59:
 
[[Tập tin:Hainan 1820-1875.jpg|nhỏ|trái|Địa đồ '''đảo Hải Nam''' khoảng các năm 1820-1875]]
Thời kỳ đầu [[Trung Hoa Dân Quốc (1912-1959)|Trung Hoa Dân Quốc]], Hải Nam đã từng có cơ hội trở thành một tỉnh riêng biệt. Đầu tiên, [[Hồ Hán Dân]] và [[Tôn Khoa]] đề nghị thiết lập khu đặc biệt Quỳnh Nhai. Đến ngày 7 tháng 12 năm 1931, nghị quyết hội nghị Quốc vụ của chính phủ Dân Quốc đã quyết định toàn đảo là một đặc khu hành chính, trực thuộc chính phủ quốc dân. Sau [[Chiến tranh thế giới thứ hai]], tháng 8 năm 1947, hội nghị [[Hành chính viện Trung Hoa Dân Quốc|Hành chính viện]] đã thông qua việc nâng Hải Nam thành một tỉnh, lệ thuộc Hành chính viện. Đến tháng 4 năm 1949, Trung Hoa Dân Quốc chính thức thành lập chính quyền tỉnh Hải Nam, phái [[Trần Tế Đường]] (陳濟棠) đi làm tỉnh trưởng.
 
Trong các thập niên 1920 và 1930, Hải Nam là một điểm nóng của hoạt động cộng sản, đặc biệt là sau cuộc đàn áp của chính phủ tại [[Thượng Hải]], [[Trung Hoa Dân Quốc]] vào năm 1927 đã tấn công và khiến lực lượng cộng sản phải lui vào hoạt động bí mật. Dưới sự lãnh đạo của [[Phùng Bạch Câu]] (馮白駒), lực lượng cộng sản và [[người Lê]] bản địa đã thực hiện một cuộc chiến đấu mãnh liệt theo kiểu du kích chống lại [[Chiến dịch đảo Hải Nam (1939)|cuộc xâm lược của Nhật Bản]] (1939–45).