Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Maria”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n →‎Văn bản và truyền thống Kitô giáo sau này: sửa chính tả 3, replaced: xác quyết → xác định rõ ràng using AWB
Dòng 175:
 
== Hình ảnh Maria trong nghệ thuật ==
{{bài chi tiết|Maria trong nghệ thuật}}[[Tập tin:TheFrari (Venice) - Sacristy - Il Sassoferrato - Madonna in Sorrowprayer.jpg|nhỏ|"[[Đức Mẹ Sầu Bi]]" (''The Madonna in Sorrow''), tranh của Sassoferrato, thế kỷ 17]]
Hình ảnh xưa nhất về Maria mà ngày nay vẫn còn chính là bức tranh ở trong khu mộ của Priscilla, đường Salaria (Rôma). Bức bích họa này đã có từ đầu thế kỷ thứ 2 hoặc từ cuối thế kỷ thứ nhất, trình bày Đức Maria ngồi ẵm trẻ Giêsu, bên cạnh ngài có ai đó như một vị ngôn sứ, một tay cầm cuốn sách, một tay chỉ vào ngôi sao trên đầu Đức Maria.
 
Dòng 186:
Trong [[kiến trúc Gothic]]h, người ta thường trình bày Đức Maria là "Mẹ Đấng Cứu Chuộc" cho thấy lòng thương xót của Chúa cứu thế cũng như của mẹ Người, đấng đồng công cứu chuộc. Lối nghệ thuật ấy tương ứng với thời đại đức tin, khi mà Hội thánh chăm lo canh tân đời sống và kỷ luật trong nội bộ. Đến thời kỳ Phục Hưng, chủ đề "Đức Mẹ và Chúa Hài Đồng" được khai thác đặc biệt nhờ những tên tuổi lớn như [[Fra Angelico]], [[Leonardo da Vinci]], [[Raffaello|Raphael]], [[Lippi]], [[Sandro Botticelli|Botticelli]], [[Correggio]], [[Dolci]], [[Perugino]], [[Tiziano Vecelli|Titian]] và [[Verrocchio]] ở [[Ý]]; [[Van Eyck]], [[Memling]] và [[Rubens]] ở [[Flanders]]; hay như [[Holbein Trẻ]] và [[Durer]] ở [[Đức]].
Trong nghệ thuật Barốc, chủ đề tiêu biểu là Đức Maria "người chiến thắng Xatan". Còn trong thời hiện đại, chủ đề về Maria được khai thác chủ yếu là "đấng trung gian ân sủng", chủ đề ấy các được ưa chuộc khi người ta liên kết Đức trinh nữ với những mạc khải đã được Hội thánh công nhận ở [[Đức Mẹ La Salette|La Salette]], [[Đức Mẹ Lộ Đức|Lộ Đức]] và [[Đức Mẹ Fatima|Fatima]].
 
==Hình ảnh Maria trong văn chương==
Maria đã trở thành nguồn cảm hứng cho nhiều tác giả trong nền văn chương thế giời, kể cả ở các nước phương Đông và Hồi giáo. [[Geoffrey Chaucer|Chaucer]] đã viết rất nhiều vần thơ ca ngợi Đức Maria. Trong toàn bộ tác phẩm của ông (gồm 29 tiểu phẩm có tựa đề "Troilus and Cressida" và 23 câu chuyện thành Canterbury) có đến 500 vần thơ đề cập đến Đức Maria. Gần 1 nửa số đó nằm trong tác phẩm "The prioress's Tale" (Câu chuyện về Nữ tu viện trưởng). Bài thơ "A.B.C" được viết vào khoảng năm 1936 được viết theo kiểu mỗi khổ thơ bắt đầu bằng một mẫu tự trong bảng chữ cái, trình bày những đức tính của Đức Maria.