Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Lam Ngọc”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n clean up, replaced: → using AWB
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 13:
Minh Thái Tổ khi nghe tiệp báo thì mặt rồng cả vui, phong cho Lam Ngọc làm Lương quốc công. Nhưng khi nhà vua nghe Lam Ngọc đã cưỡng bức một nữ quý tộc Mông Cổ đã trách phạt Lam Ngọc bằng cách giảm đất phong của ông. Tuy nhiên Thái Tổ vẫn tán thưởng Lam Ngọc, khen rằng Lam Ngọc "''sánh ngang [[Vệ Thanh]] [[nhà Hán]] và [[Lý Tĩnh]] [[nhà Đường]]''". Năm 1392, một hàng tướng Nguyên là Nguyệt Lỗ Thiết Mộc Nhi (月魯帖木兒) làm phản ở Kiến Xương (Tứ Xuyên), Lam Ngọc được phái đi dẹp. Lam Ngọc đánh tan phản quân, bắt được Thiệt Mộc Nhi và các con. Nhờ chiến công này mà Lam Ngọc được phong làm Thái tử Thái phó (太子太傅).
 
Cùng với những chiến công của mình, Lam Ngọc ngày càng trở nên kiênkiêu ngạo, buông thả và không biết kiềm chế bản thân. Ông bắt đầu lạm dụng quyền lực và hành xử hung bạo, thiếu thận trọng. Khi Lam Ngọc chiếm đoạt ruộng đất của nông dân ở Đông Xương, quan địa phương đã chất vấn ông nhưng bị ông đánh đuổi. Lúc Lam Ngọc khải hoàn trở về triều, phải dừng ở cửa quan. Quan thủ cửa không cho ông đi qua, nói rằng trời tối. Lam Ngọc tức giận bèn xua quân đi thẳng qua. Khi ra trận, ông thường tự ý giáng chức hay hạch tội cấp dưới theo ý mình, thậm chí bất tuân mệnh lệnh tự mình ra trận khi không có chiếu lệnh. Khi được phong làm Thái tử Thái phó, chức vụ này vẫn thấp hơn của Tống quốc công và Anh quốc công, Lam Ngọc bất mãn nói rằng: "''Chẳng lẽ ta lại không đáng làm Thái sư''?". Thái Tổ nghe thế giận lắm, từ đó có ý muốn giết Ngọc.
 
Lam Ngọc có một mối quan hệ thân cận với Thái tử [[Chu Tiêu]]. Một lần đi đánh Mông Cổ về, Lam Ngọc đã cảnh báo Thái tử rằng Yên vương [[Minh Thành Tổ|Chu Đệ]] (tức là vua '''Minh Thành Tổ''' sau này) là một người cạnh tranh đe dọa việc kế vị của Thái tử. Chu Đệ nghe thế nên cảm thấy bị uy hiếp. Nhân cái chết của Thái tử vào năm 1392, Chu Đệ đã mật tấu cho vua cha Thái Tổ rằng Lam Ngọc và các công thần có lòng bất mãn, nên lo liệu sớm đi. Việc này hợp ý Thái Tổ vì chính nhà vua đang lên kế hoạch trừ khử công thần nhằm giữ vững giang sơn cho con cháu. Trong khi đó Lam Ngọc và những người khác vẫn không biết tự kiềm chế và cứ phóng túng như trước. Năm tháng sau khi Thái Tổ lập đứa cháu nội con trai Chu TIêuTiêu là [[Minh Huệ Đế|Chu Doãn Văn]] làm Hoàng Thái tôn (tức là vua '''Minh Huệ ĐệĐế''' sau này), Lam Ngọc vẫn được giữ chức Thái tử Thái phó.
 
Tháng 2 âm lịch năm Hồng Vũ thứ 26 (1393), [[Xưởng vệ|Cẩm Y vệ]] Chỉ huy sứ Giang Hoàn cáo buộc Lam Ngọc tội mưu phản. Minh Thái Tổ hạ lệnh lục soát nhà Lam Ngọc và đã "tìm thấy" hơn 1 vạn thanh [[Kiếm Nhật|Oa đao]]. Thái Tổ lấy đó làm cớ chứng minh Lam Ngọc mưu phản, ngay lập tức hạ lệnh xử tử Lam Ngọc và giết cả ba họ nhà ông, tài sản ruộng đất của Lam Ngọc đều bị tịch thu. Hơn 1 vạn 5000 người khác bị cuốn vào vụ thanh trừng này, trong đó có 12 vị hầu tước và 2 bá tước. Tất cả đều bị hành quyết chung với gia đình Lam Ngọc. Vụ án này được gọi là "Lam Ngọc án", cùng với "Không ấn án", "Quách Hoàn án" và "[[Hồ Duy Dung]] án" là "''Hồng Vũ tứ đại án''" (Bốn vụ án lớn thời Hồng Vũ). Cũng giống như vụ án Hồ Duy Dung và vô số vụ án khác thời Hồng Vũ, mọi người đều tin rằng chính Thái Tổ là người đã lên kế hoạch và chỉ đạo Cẩm Y vệ thực hiện việc vu oan và giết hại Lam Ngọc nhằm loại bỏ những nguy hiểm cho Chu Doãn Văn khi kế vị. Trong hơn 30 năm tại vị của Thái Tổ, Cẩm Y vệ đã chịu trách nhiệm cho cái chết của hơn 10 vạn người. Tuy nhiên sau khi giết Lam Ngọc, Thái Tổ lại quay sang vứt bỏ Cẩm Y vệ, bản thân Giang Hoàn sau đó cũng bị Thái Tổ tìm cớ xử tử.