Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Lục tự”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 1:
'''Lục tự''' là thuật ngữ chỉ sáu cơ quan cao cấp tại triều đình trong các [[Vua Việt Nam|triều đại Việt Nam]] xưa.  Những tự này có nhiệm vụ thừa hành công việc của [[Lục bộ]] trao cho.
 
Lục tự nguyên thuộc quan chế Cửu Tự (九寺, Nine Courts) đã được lập từ đời Tần Trung Quốc.  Tại Việt Nam, năm Quang Thuận 7 (1466), vua [[Lê Thánh Tông]] lập ra 6 tự là [[Đại lý tự]], [[Thái thường tự]], [[Quang lộc tự]], [[Thái bộc tự]], [[Hồng lô tự]][[Thường bảo tự]].  Mỗi tự đều đặt quan [[Tự khanh]] đứng đầu, [[Thiếu khanh]] thứ nhì và có quan [[Tự thừa]] giúp việc.  Sáu cơ quan này được trao các trách nhiệm khác nhau như sau:<ref>''Tổ chức chính quyền trung ương dưới thời Lê Thánh Tông'', Bộ Quốc Gia Giáo Dục Sài Gòn, 1963, trang 98</ref><ref>''A Dictionary of Official Titles in Imperial China'', Charles O. Hucker, Stanford University Press, 1985</ref>
* '''Đại lý tự''' (大理寺, Court of Judicial Review) - Đại lý tự có nhiệm vụ xét lại những án nặng đã xử rồi, như án về tử tội hay tội lưu rồi gởi kết quả cuộc điều tra qua bộ Hình để đệ tâu lên vua xin quyết định.  Trong lúc xét những tù hiện giam, phải có quan chức của Đại lý tự.  Nếu người có tội kêu là xét oan, thì quan chức của Đại lý tự phải cùng người có tội biện bách bẻ bác với nhau.  Xong Đại lý tự sẽ cho ý kiến và lập án văn, đưa lên vua xét lần cuối cùng.  Nếu có sự kêu ca về bản án đã xử và nếu được sự chấp thuận của bộ Hình, thì án văn sẽ được Ngũ phủ Đô đốc cùng Ngự sử đài hợp với Đại lý tự duyệt lại.  Trong tất cả mọi trường hợp, trừ trường hợp án tử hình, bản án xử lại được trao trở xuống theo thứ bực để trừng phạt.  Nếu Đại lý tự thấy bản án vô lý một cách hiển nhiên thì sẽ gửu ngày bản án đó cho bản quan khác, hoặc xin quan trong triều định nghị, hoặc sau hết, có thể xin quyết định của vua.