Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Doãn Uẩn”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 11:
Tuy vậy, cuối năm 1829, ông được triều đình bổ chức quan Điểm bạ ở Hàn lâm viện và bắt đầu sự nghiệp quan trường của mình. Hai năm sau, năm [[1831]], ông được thăng chức [[Viên ngoại lang]] bộ Hộ. Cũng trong năm này, ông được vua [[Minh Mạng]] đổi tên thành '''Doãn Uẩn'''<ref>Chữ ''溫'' có nghĩa là "ôn hòa", còn có một âm đọc là "uẩn". Minh Mạng đổi thành "蘊" có nghĩa là "sâu xa".</ref>.
 
Năm [[1832]], ông được phân giữ chức [[Lang trung]] bộ Hộ, đến tháng 11 thì được thăng [[Tham tri]] bộ Hộ và thự quyền [[Án sát sứ|Án sát]] [[Vĩnh Long]]. Tháng 3 năm [[1833]], thăng [[Án sát sứ|Án sát]] [[Vĩnh Long]].
 
Tháng 5 cùng năm, [[Lê Văn Khôi]] [[Cuộc nổi dậy Lê Văn Khôi|nổi dậy]], giết [[Tổng đốc]] [[Gia Định (tỉnh)|An]]-[[Biên Hòa (tỉnh)|Biên]] Nguyễn Văn Quế và [[Bố Chính|Bố chánh]] [[Gia Định (tỉnh)|Phiên An]] [[Bạch Xuân Nguyên]], chiếm được [[Thành Gia Định|thành Phiên An]]. Tháng 6, quân nổi dậy do [[Thái Công Triều]] chỉ huy đã thu phục dễ dàng các thành, trong đó có cả [[thành Vĩnh Long]].
Dòng 19:
Tháng 10 năm 1833, [[Chiến tranh Việt–Xiêm (1833-1834)|quân Xiêm tấn công Đại Nam]] theo lời cầu viện của Lê Văn Khôi. Các tỉnh Vĩnh Long, Định Tường, An Giang và Hà Tiên nhanh chóng thất thủ. Tuy nhiên, cuối tháng Chạp cùng năm, quân Đại Nam do Trương Minh Giảng và Nguyễn Xuân tới [[An Giang]] đánh úp đạo quân [[Xiêm]] do [[Chao Phraya Bodin Decha|Phi Nhã Chất Tri]] (tức Chao Phraya Bodin Decha), sau đó thừa thắng truy kích sang tận biên giới Xiêm. Ông ở lại [[Vĩnh Long]], thực hiện chính sách ''"Hòa hợp bộ lạc, củng cố bờ cõi lâu dài"'' của vua [[Minh Mạng]] để vỗ yên dân chúng sau cơn loạn lạc chiến tranh.
 
Đầu tháng 7 năm [[Giáp Ngọ]] (1834), ông được triều về kinh, bổ làm [[Lang trung]] bộ Hình<ref>[[Đại Nam thực lục]], chính biên, đệ nhị kỷ, quyển CXXXI, tập 4, trang 266.</ref>. Cũng trong thời gian đó, [[Nông Văn Vân]], anh vợ của Lê Văn Khôi, bấy giờ là Tri châu Bảo Lạc, cũng nổi dậy ở Bảo Lạc, mở rộng địa bàn chiếm cứ khắp vùng [[Hà Giang]], [[Tuyên Quang]], [[Thái Nguyên]], [[Cao Bằng]], [[Lạng Sơn]]. Doãn Uẩn được bổ làm [[Án sát sứ|Án sát]] [[Thái Nguyên]]<ref>[[Đại Nam thực lục]], chính biên, đệ nhị kỷ, quyển CXXXI, tập 4, trang 270, 318, 375.</ref>, cùng [[Nguyễn Đình Phổ]] và [[Nguyễn Công Trứ]] mang quân đi trấn áp. Tháng 10 năm đó, quân nổi dậy bị trấn áp thu hẹp vùng kiểm soát. Ông ở lại Thái Nguyên vỗ yên dân ở các vùng [[Chợ Mới]], [[Bạch Thông]], [[Chợ Rã]]..., sau đó trược triệu hồi về Kinh vào tháng 2 năm [[Bính Thân]] (1836).
 
Tháng 7 âm lịch năm [[Ất Mùi]], Minh Mạng thứ 16 ([[1835]]), Doãn Uẩn dâng sớ tâu lên vua đề xuất việc điều chỉnh hành chính tỉnh Thái Nguyên, chia tách phủ Phú Bình (với 9 châu, huyện) thành 2 phủ Phú Bình và Tòng Hóa, và đã được vua Minh Mạng chuẩn y cho thi hành. [[Đại Nam thực lục]] chép: “''Đặt thêm phủ Tòng Hóa thuộc [[Thái Nguyên]]. Bọn quan tỉnh là Lê Trường Danh và Doãn Uẩn tâu nói: “Tỉnh hạt nguyên có 2 phủ [[Phủ Thông|Thông Hóa]] và Phú Bình. Phủ Thông Hóa thống trị 2 huyện [[Bạch Thông|châu]], mà phủ [[Phú Bình]] thống trị đến 9 huyện châu. Vậy xin trích 4 huyện [[Định Hóa|Định Châu]], Văn Lãng, [[Phú Lương]] và [[Đại Từ]] đặt làm phủ Tòng Hóa. Còn 5 huyện [[Phú Bình|Tư Nông]], Bình Toàn, [[Võ Nhai]], [[Phổ Yên]], [[Đồng Hỷ|Động Hỷ]] vẫn làm phủ Phú Bình... Phủ lỵ Tòng Hóa đặt ở làng Trung Khảm thuộc Định Châu. Phủ lỵ Phú Bình đặt ở làng Triều Dương huyện Tư Nông...” Vua y lời tâu.''”<ref>Đại Nam thực lục chính biên, đệ nhị kỷ, quyển CLVI, thực lục về Thánh tổ Nhân hoàng đế, tập 4, trang 708.</ref>
 
Sau khi về Kinh, ông được thăng Hữu [[Thị lang]] bộ Lại<ref>Đại Nam thực lục, chính biên, đệ nhị kỷ, tập 4, quyển CLXIX, trang 897, 938.</ref>. Tháng 8 năm đó, ông được đổi sang làm Hữu [[Thị lang]] bộ Hình<ref>Đại Nam thực lục, trang 996.</ref>, đến tháng 11 lại được đổi làm Tả [[Thị lang]] bộ Hộ và được điều ra Bắc nhậm chức Kinh lược Phó sứ, Thự Tuần phủ quan phòng Hưng Yên để giải quyết việc quan hệ với [[Công giáo]].
[[Tập tin:DauAnThiLangBoLai-DoanUan.png|nhỏ|phải|Dấu ấn triện Lại bộ hữu thị lang quan phòng (吏部右侍郎關防) kích cỡ 21x33, đóng dưới cột chữ Lại bộ hữu thị lang thần Doãn Uẩn (吏部右侍郎臣尹蘊).]]
Đầu năm 1837, ông nhậm chức Kinh lược phó sứ [[Thanh Hóa]], phụ trách đạo [[Nông Cống]], cùng Kinh lược sứ [[Trương Đăng Quế]] và Phó sứ khác là [[Nguyễn Đăng Giai]], tham gia đánh dẹp cuộc nổi dậy của [[Lê Duy Hiển]], bắt được thủ lĩnh quân nổi dậy là Lê Yên, chia lại ruộng đất ổn định hành chính, quản lý chặt chẽ vùng nông thôn Thanh Hóa.
Dòng 29:
Năm [[1838]] ông được vua [[Minh Mạng]] cho giữ nguyên ấn Hưng Yên Tuần phủ quan phòng và được thăng lên [[Tổng đốc]] [[Nam Định|Định]]-[[Hưng Yên|Yên]], kiêm [[Tuần phủ]] [[Hưng Yên]].
 
Đầu năm 1839, ông lãnh chức Khâm sai, cùng Thự Tả [[Tham tri]] bộ Lễ là [[Tôn Thất Bạch]] và Bố chính Quảng Nam là [[Vương Hữu Quang]], đi duyệt tuyển dân đinh các tỉnh Thừa Thiên, Quảng Trị, Quảng Bình, Quảng Nam, Quảng Ngãi.
[[Tập tin:DoanUan-QuanDienBD1839.jpg|nhỏ|500px|phải|[[Vũ Xuân Cẩn]] và Doãn Uẩn (tham tri bộ Hộ, 戶部參知尹蘊) thực hiện quân điền (均田) ở [[Bình Định]] (平定) năm 1839.]]
Tháng 7 năm [[Kỷ Hợi]] (1839), ông cùng [[Thượng thư]] [[Võ Xuân Cẩn]] vào tỉnh [[Bình Định]], làm sổ địa bạ, hoạch định quân điền (quân bình điền địa), phân cấp ruộng công<ref>[http://www.dostbinhdinh.org.vn/DiaChiBD/pt_pquan_dien.htm Địa chí Bình Định-Phân tích phép quân điền]</ref><ref>[http://www.dostbinhdinh.org.vn/DiaChiBD/dan_nhap.htm Địa bạ Bình Định-Phép quân điền ở Bình Định Địa bạ tỉnh Bình Định]</ref>.