Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Nguyễn Văn Trân (Bảy Trân)”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
n replaced: ) → ) using AWB
Dòng 1:
{{thiếu nguồn gốc}}
'''Nguyễn Văn Trân''' (Bảy Trân) (1908 - ) là nhà cách mạng Việt Nam, Chủ tịch tỉnh Chợ Lớn.
 
Ông sinh năm 1908 tại Bình Đăng, tỉnh Tân An (nay là tỉnh [[Long An]]),
 
==Quá trình hoạt động==
Dòng 11:
Mùa hè năm 1930, Trân được Quốc tế Cộng sản phân công trở về nước công tác. Năm 1931 ông được giao phụ trách Đặc ủy Hậu Giang. Thường trực Xứ ủy Nam Kỳ lúc đó là [[Ngô Đức Trì]], [[Nguyễn Thanh Sơn]] (Nguyễn Văn Tây) và [[Nguyễn Văn Kỉnh]].
 
Năm 1932 ông bị bắt giam 9 tháng tại Khám Lớn Sài Gòn. Ông bị quản thúc tại gia ở quận Chợ Lớn nhưng vẫn tiếp tục hoạt động như đi bán dầu cù là với chí sĩ [[Nguyễn An Ninh]] từ năm 1933 tới năm 1936. Trong nhiều năm, Bảy Trân là sợi dây liên lạc giữa trung ương, Xứ ủy với hai đồng chí [[Nguyễn Văn Tạo]] và [[Dương Bạch Mai]].
 
Sau đó ông được Đảng giao công tác vận động quần chúng ủng hộ tiền ra báo Dân Chúng.
Dòng 18:
Thành tích lớn của Bảy Trân là thuyết phục được giới giang hồ [[Bình Xuyên]] tham gia Nam Kỳ khởi nghĩa năm 1940. Vào tháng 8/1940, Bảy Trân được giao phụ trách ngoại ô Sài Gòn-Chợ Lớn, từ đường Trần Xuân Soạn, dưới dạ cầu Tân Thuận, chạy dài tới đường Phạm Thế Hiển, tới Cầu Sập đổ vô đường số 5 từ Xóm Củi đi Cần Giuộc. Đúng ngày [[Nam Kỳ khởi nghĩa]], Bảy Trân phải đưa dân chúng võ trang cướp chính quyền trong vùng phụ trách. Ông phụ trách nhóm giang hồ Bình Xuyên của thầy nghề võ Nguyễn Văn Mạnh (Tám Mạnh) đưa nhóm này tham gia [[Nam Kỳ khởi nghĩa]] và [[Nam Bộ kháng chiến]]. Do các nơi nổi lên không thống nhất lực lượng, Bảy Trân cho lực lượng giang hồ Bình Xuyên rút êm chờ thời cơ thuận lợi hơn. Sau này, Bình Xuyên tham gia cướp chính quyền ngày 25/8/1945 và lập nên 7 chi đội trong Liên khu Bình Xuyên, đánh Tây rất hăng hái.
 
Bảy Trân làm liên lạc giữa Giàu và giới trí thức yêu nước như bác sĩ [[Phạm Ngọc Thạch]], kiến trúc sư Huỳnh Tấn Phát, luật sư Trịnh Đình Thảo, giáo sư [[Phạm Thiều]].
 
Sau ngày 23/9/1945 Nam Bộ kháng chiến chống Pháp. Mặt trận Sài Gòn được Chủ tịch Lâm ủy Hành chính Nam Bộ kiêm Ủy viên quân sự [[Trần Văn Giàu]] bố trí thành 5 mặt trận phòng thủ 5 cửa ô ngoại thành. Cánh Bình Xuyên được giao giữ khu vực từ cầu Tân Thuận tới Cầu Sập Bình Ðông, gọi là mặt trận số 4. Ông Nguyễn Văn Trân làm ủy viên trưởng quân sự. Trong ban chỉ huy bộ đội Bình Xuyên, [[Dương Văn Dương]] (tức Ba Dương) được chỉ định làm Chỉ huy trưởng, ông Tám Mạnh (Nguyễn Văn Mạnh) thầy võ ở Chánh Hưng làm chính trị viên. Khi Bảy Trân làm Bí thư quận [[Cần Giuộc]], ông Dương Văn Dương lên thay thế chỉ huy.
 
Sau đó, ông lên làm Chủ tịch [[Tỉnh Chợ Lớn]].
Dòng 34:
==Tham khảo==
{{tham khảo}}
 
[[Thể loại:Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam]]
[[Thể loại:ChủĐảng tịchviên tỉnhĐảng Cộng sản Việt Nam]]
[[Thể loại:SinhChủ 1908tịch tỉnh Việt Nam]]
[[Thể loại:Sinh 1908]]
[[Thể loại:Nhà cách mạng Việt Nam]]
[[Thể loại: Người Long An]]