Khác biệt giữa bản sửa đổi của “USS Pensacola (CA-24)”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n →‎Trận Tassafaronga: chính tả, replaced: hẵn → hẳn
Dòng 103:
 
=== 1944 ===
[[Tập tin:SaltLakeUSS Salt Lake City (CA-25), USS Pensacola NO(CA-24) and USS New Orleans (CA-32) at Pearl Harbor on 31 October 1943.jpg|nhỏ|trái|250px|Từ trái sang phải: [[USS Salt Lake City (CA-25)|''Salt Lake City'']], ''Pensacola'' và ''New Orleans'' tại Trân Châu Cảng, năm 1943]]
Ngày [[8 tháng 11]], ''Pensacola'' khởi hành từ Trân Châu Cảng hộ tống các tàu sân bay của Lực lượng Tấn công phía Nam. Ngày [[19 tháng 11]], Pensacola tiến hành bắn pháo xuống Betio và Tarawa. Nó đã nả khoảng 600 quả đạn pháo để vô hiệu hóa các khẩu đội phòng thủ duyên hải đối phương, phá hủy các công trình phòng ngự bãi biển và nhiều tòa nhà. Khi lực lượng đổ bộ lên Tarawa tác chiến trên bờ trong ngày [[20 tháng 11]], chiếc tàu tuần dương đã hộ tống cho các tàu sân bay tung các đợt không kích để hỗ trợ cuộc đổ bộ. Đêm hôm đó, nó đánh trả các máy bay ném ngư lôi Nhật Bản và trợ giúp tàu sân bay [[USS Independence (CVL-22)|''Independence'']] tiến vào Funafuti thuộc [[tuvalu|quần đảo Ellice]]. Trong hai tháng tiếp theo sau, nó hoạt động từ căn cứ này để hộ tống các tàu sân bay trong hoạt động chuyển tiếp lực lượng tăng cường và hàng tiếp liệu đến [[quần đảo Gilbert]]. Ngày [[29 tháng 1]] năm [[1944]], nó bắt đầu nả pháo tấn công nhằm tiêu diệt không quân và tàu bè Nhật Bản tại [[quần đảo Marshall]]. Đêm hôm đó, ''Pensacola'' bắn pháo xuống [[Tarao]] thuộc khu vực phía Đông quần đảo Marshall. Nó dội pháo xuống đường băng sân bay, bệ phóng thủy phi cơ, kho đạn và các căn cứ trên Wotje. Nó tiếp tục bắn pháo vào các mục tiêu này trong khi Thủy quân Lục chiến và Lục quân đổ bộ vào ngày [[31 tháng 1]] để chiếm các đảo san hô [[Kwajalein]] và [[Majuro]]. Cuộc tấn công quần đảo Marshall tiếp tục vào ngày [[1 tháng 2]] khi lực lượng Thủy quân Lục chiến chiếm được quần đảo [[Roi và Namur]]. ''Pensacola'' tiếp tục tấn công mạnh vào Tarao, đảo san hô Maloelap cho đến ngày [[18 tháng 2]], phá hủy các công sự phòng thủ bờ biển và sân bay đối phương tại khu vực phía Đông quần đảo Marshall. Hoạt động từ Majuro và Kwajalein, nó tiếp tục tuần tra các ngã đường tiếp cận Marshall. Một lần nữa chiếc tàu tuần dương lại hộ tống các tàu sân bay nhanh thực hiện không kích lên [[quần đảo Caroline]] từ ngày [[30 tháng 3]] đến ngày [[1 tháng 4]], chống lại hệ thống phòng ngự Nhật Bản tại [[Palau]], [[Yap]], [[Ulithi]] và [[Woleai]].