Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Tiểu sử”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n Đã lùi lại sửa đổi của Hienndd1 (Thảo luận) quay về phiên bản cuối của TuanminhBot
Hay ,Gọn
Dòng 9:
{{Sisterlinks}}
 
== ''(Công lý)'' - Ngày 10/5/1934, khi mới tròn 29 tuổi, J. Edgar Hoover đã trở thành giám đốc Cục điều tra và làm việc với cương vị này trong suốt 50 năm. ==
{{sơ khai}}
Theo đánh giá, không có viên chức thực thi pháp luật nào của nước Mỹ trong thế kỷ 20 lại nắm trong tay quyền lực như Edgar Hoover. Ảnh hưởng của Hoover trên 8 đời Tổng thống và Quốc hội Mỹ là rất lớn. Cái tên Hoover luôn gắn liền với FBI. Trong quãng thời gian là nhà thực thi pháp luật, Hoover luôn được đồng nghiệp tôn kính và nể sợ.
 
'''Đời tư đầy bí ẩn'''
 
Sinh ngày 1/1/1895 tại Washington DC, là con út của Dickerson Naylor Hoover và Annie Marie Scheitlin Hoover. Gia đình Hoover sống trong một ngôi nhà hai tầng tại số 413 Seward Square. Hoover đã sống ở đây 43 năm cho đến khi cha mẹ ông qua đời.
 
Khi còn là một cậu học sinh, Hoover mắc bệnh nói lắp. Điều đó khiến cậu rất ít giao lưu với bạn bè. Để khắc phục điều đó, Hoover đã mạnh dạn đăng ký vào đội thuyết trình của trường và cố gắng hết sức để trở thành một diễn giả có sức thuyết phục.
 
Tốt nghiệp trường công lập Brent, năm 1913 J. Edgar theo học khoa luật tại Đại học George Washington sau khi từ chối một học bổng có giá trị của Đại học uy tín Virginia. Năm 1916, Hoover tốt nghiệp và lấy tiếp bằng thạc sĩ trước khi vào làm việc tại Bộ Tư pháp Mỹ.
 
Bên cạnh những thành công trên con đường sự nghiệp, trở thành người đàn ông quyền lực nhất nước Mỹ, có rất nhiều tin đồn liên quan đến chuyện đời tư, giới tính của Hoover. Nhiều người truyền nhau rằng Hoover là một người đồng tính. Ngay từ khi còn là một cậu học sinh, Hoover đã không chơi với bạn khác giới. Khi trưởng thành và thành công trong sự nghiệp, chưa ai nhìn thấy Hoover đi cùng một người phụ nữ nào với tư cách bạn gái. Người phụ nữ duy nhất trong cuộc đời Hoover chính là mẹ ông, bà Annie Hoover.
 
''Hoover vàClyde''
 
Tuy không thể hiện bất cứ điều gì không bình thường liên quan đến giới tính của mình nhưng việc Hoover không có bạn gái và khá thân với cấp dưới Clyde Tolson đã khiến người ta tin nhiều hơn vào tin đồn. Clyde Toslon là một người đàn ông cao lớn và khá điển trai. Clyde đến từ Missouri và kém Hoover 5 tuổi. Sau khi tốt nghiệp ngành quản trị kinh doanh, Clyde vào làm thư ký cho một cơ quan nằm trong Bộ Quốc phòng Mỹ. Sau khi nhận được bằng luật tại Đại học Washington, tháng 5/1928, Clyde chính thức được nhận vào làm việc tại Cục điều tra liên bang Mỹ. Cydle nhanh chóng kết thân với Hoover. Clyde cũng là một người có tài. Khi Hoover nhận chức Giám đốc Cục điều tra, Clyde cũng trở thành một trong những người có quyền lực nhất cục. Bất cứ cuộc họp hay sự kiện quan trọng nào có mặt Hoover đều xuất hiện Clyde bên cạnh. Hoover và Clyde đồng hành với nhau trong công việc, thậm chí cả những sinh hoạt hàng ngày, mọi tin đồn về giới tính của Hoover bắt đầu từ đấy. Lo sợ những tin đồn sẽ làm xấu đi hình ảnh Cục điều tra, Hoover và Clyde đã nhiều lần xuất hiện trước công chúng để khẳng định mối quan hệ công việc bình thường giữa hai người.
 
'''Trở thành Giám đốc FBI khi 29 tuổi'''
 
Bạn thân của Hoover, Larry Richey, trợ lý Bộ trưởng Thương mại của Mỹ ở thời điểm đó chính là người đã giúp Hoover rất nhiều trong việc trở thành người đàn ông quyền lực nhất nước Mỹ. Nhờ sự giới thiệu của Larry Richey, Hoover đã được gặp gỡ với Bộ trưởng Thương mại Herbert Clark. Sau này cũng chính Herbert Clark đã đề cử Hoover lên làm giám đốc Cục điều tra của Mỹ. Với khả năng quản lý của mình, ngày 10/5/1934, khi mới tròn 29 tuổi, J. Edgar Hoover đã trở thành giám đốc Cục điều tra.
 
Trong 7 năm liền, Hoover tập trung vào việc chấn chỉnh lại Cục và đổi tên nó thành Cục điều tra liên bang (FBI). Ông đã thành lập bộ phận lưu giữ dấu vân tay mở rộng, bao gồm 1/3 dấu vân tay các công dân Mỹ đến tuổi đi bầu cử. Ngoài ra còn một phòng xét nghiệm pháp y cực kỳ hiện đại. Các nhân viên FBI được đào tạo bài bản tại Học viện FBI về võ thuật và các phương pháp do thám. Hoover quy định các hệ thống gài mã và những “khuôn phép” khác để có thể kiểm soát mọi hành vi của thuộc cấp.
 
Sau khi chiến tranh bùng nổ ở Châu Âu, Hoover đã vận động mạnh mẽ chính phủ mở rộng thẩm quyền của FBI trên khắp thế giới với mục đích biến FBI thành cơ quan tình báo Mỹ. Kế hoạch đó của Hoover bị phản đối bởi đối thủ của Hoover, Willian Donovan. Tuy nhiên, FBI vẫn phát triển rất mạnh. Chỉ trong vòng 2 năm, số nhân viên làm việc cho FBI đã tăng gấp đôi từ 7.420 lên tới 13.317.
 
Mạng lưới nghe trộm và giám sát điện tử của FBI được khai thác triệt để. Năm 1945, Cục điều tra liên bang phát hiện một số điệp viên của Liên Xô đang hoạt động ngay trong những vị trí quan trọng của chính phủ Mỹ. Một trong số đố là nữ điệp viên Helen Bentley.
 
Ngược dòng thời gian, chúng ta thử trở về năm 1972. Vào năm mà ông Hoover qua đời, thì diễn viên Clint Eastwood đang thành công trên màn ảnh lớn với loạt phim thám tử điều tra Dirty Harry. Vào thời đó, Clint Eastwood bị báo chí chỉ trích khá nhiều khi ông vào vai thám tử Harry Calahan, một nhân vật bất trị với giọng điệu ngông cuồng xấc xược, có những lời tuyên bố bị cho là phản động, không phải đạo về phụ nữ, về người da màu và giới đồng tính.
 
Nếu như vào thời điểm đó, bạn nói với mọi người rằng : 40 năm sau, diễn viên Clint Eastwod trở thành một trong những nhà đạo diễn lão luyện nhất nước Mỹ, và bộ phim mới của ông nói về đời tư cũng như định hướng đồng tính của ông trùm FBI. Hẳn chắc là vào lúc đó, chẳng có ai sẽ tin bạn. Nhưng qua sự đối chiếu này, ta có thể hiểu được một phần : động lực nào đã thôi thúc Eastwood quay một bộ phim về Hoover, vì hơn ai hết đạo diễn này thừa hiểu rằng sự khác biệt giữa bí mật đời tư và hình ảnh của một nhân vật công chúng là cả một trời một vực.
 
Bộ phim J. Edgar bắt đầu với màn quay toàn cảnh của tòa trụ sở FBI tại thủ đô Washington DC. Nhân vật Hoover (do Leonardo DiCaprio thủ vai) đang đọc một bài diễn văn với giọng điệu lạnh lùng để giải thích vì sao tổ chức SCLC (Southern Christian Leadership Conference) đe dọa trực tiếp đến nền an ninh quốc gia. Trong thực tế, tổ chức này do mục sư Tin lành Martin Luther King lãnh đạo, nhưng để triệt hạ cánh chim đầu đàn của phong trào đòi quyền công dân cho người Mỹ da đen, giám đốc FBI không ngần ngại liệt tổ chức này vào thành phần cực tả, và quy chụp các tội như khuynh đảo trật tự công cộng, phá hoại an ninh quốc gia.
 
Những màn quay kế tiếp cho thấy một nhân vật Hoover về già, ông đọc cho các nhân viên cấp dưới ghi chép lại những kỷ niệm trong cuộc đời và sự nghiệp của ông. Điều đó có nghĩa là trước khi từ trần, ông trùm FBI vẫn tiếp tục dàn dựng sự nghiệp của một đời người qua quyển Hồi ký chính thức, lưu lại cho hậu thế những chi tiết, giai thoại, sự kiện qua một sự sàng lọckỹ càng. Qua thủ pháp điện ảnh này, đạo diễn Eastwood làm một công hai chuyện : thứ nhất, ông phác họa tâm lý của nhân vật Hoover, một con người mà suốt đời muốn kiểm soát toàn bộ thế giới xung quanh mình. Thứ nhì, việc đọc hồi ký cho các nhân viên ghi chép là cơ hội để cho Eastwood tự do xuôi ngược dòng ký ức, dùng thủ thuật flashback để gợi lại quá khứ của ông Hoover mà không phải nhất thiết tuân theo trình tự thời gian.
 
Sinh trưởng tại Washington DC (1895-1972), John Edgar Hoover xuất thân từ một gia đình sùng đạo Chúa. Ông tốt nghiệp khoa luật trường Đại học George Washington, thi đỗ bằng thạc sĩ trước khi vào làm việc cho Bộ Tư pháp Mỹ. Trong thời gian đầu, ông làm trợ lý cho bộ trưởng Tư Pháp Thomas W. Gregory. Nhiệm vụ đầu tiên mà ông Hoover được giao phó là điều hành cơ quan BOI, chuyên trách việc đăng ký toàn bộ các di dân đến từ các quốc gia bị chính quyền Washington xếp vào hàng thù nghịch với nước Mỹ. Cơ quan này sau đó được ông Hoover chấn chỉnh lại và đổi tên thành Cục điều tra liên bang Mỹ FBI.
 
Vĩ nhân sinh từ thời cuộc ? Dù gì đi nữa, sự nghiệp của ông Hoover thăng tiến rất nhanh, một mặt nhờ vào cái tài điều hành, mặt khác nhờ vào cái bối cảnh chính trị bất ổn của nước Mỹ vào giữa thập niên 1920. Nhiều vụ tấn công nhắm vào các quan chức cao cấp, từ bộ trưởng đến thẩm phán của Tòa án Tối cao Hoa Kỳ. Khai thác tâm lý hoảng sợ bất an, ông Hoover khi lên làm giám đốc FBI vào năm 29 tuổi (1924) muốn lập ra bộ phận lưu giữ dấu vân tay cũng như bảng số xe hơi mở rộng trên toàn quốc, thành lập một phòng xét nghiệm pháp y với những phương pháp khoa học tối tân hiện đại nhất thời bấy giờ, đào tạo một hàng ngũ nhân viên điều tra chuyên nghiệp. Mục tiêu là để truy tìm tội phạm một cách nhanh chóng nhất. Về điểm này, có thể nói là ông Hoover có một tầm nhìn xa khác thường, một trí thông minh xuất chúng.
 
Nhưng khôn chưa chắc gì đã ngoan. Trong ống kính của đạo diễn Eastwood, nhân vật Hoover, nhân danh chính nghĩa bảo vệ quyền lợi đồng bào hay lợi ích quốc gia, không ngần ngại luồn lách, tự đặt mình lên trên vòng pháp luật. Cứu cánh biện minh cho phương tiện : ông Hoover lập ra một mạng lưới tình báo, lớn chưa từng thấy trong gần nửa thế kỷ điều hành. Các nhân viên FBI có thể nghe lén điện thoại, âm mưu phá hoại các tổ chức dân sự, chống phong trào đòi quyền công dân của người da đen. Những hồ sơ mật mà ông lập ra không chỉ nhắm vào các phần tử ‘‘nguy hiểm’’ mà còn liên quan đến đời tư của các gương mặt nổi tiếng hay nhân vật có quyền hành. Điều đó đủ để làm cho 8 vị tổng thống từ Coolidge, Roosevelt đến Kennedy rồi Nixon phải kinh khiếp, nể sợ nhiều hơn là thán phục ông Hoover.
 
Khi lập hồ sơ tối mật về quan hệ ngoại tình của phu nhân tổng thống Roosevelt hay các mối tình vụng trộm dan díu của tổng thống Kennedy, theo cách nhìn của đạo diễn Eastwood, ông Hoover chỉ muốn biết chân tướng của đối phương, làm lộ tẩy của những kẻ có thể trở thành thù nghịch. Nó tựa như một lá chủ bài, một tấm bảo bối hộ thân để răn đe, phòng hờ sự trở mặt của các nhân vật có thế lực mạnh nhất nước Mỹ. Nhưng bản thân ông Hoover có gì mà phải che giấu ?
 
Về điểm này, đạo diễn Clint Eastwood chọn tâm lý của nhân vật nhiều hơn là định hướng đồng tính của ông Hoover làm trọng tâm, điểm nhấn. Nhà làm phim không dùng cách minh họa trực tiếp mà lại để cho khán giả tự mình rút ra kết luận trước những tình huống trong phim. Hai nhân vật quan trọng hàng đầu là thân mẫu của ông Hoover và phó giám đốc FBI ông Clyde Tolson, nhân vật này vừa là cánh tay phải đắc lực, vừa là người ‘‘bạn đời’’ của ông Hoover.
 
Bản thân ông trùm FBI không có quan hệ gần gũi với đàn bà. Người phụ nữ duy nhất trong đời được ông Hoover sung bái tôn kính chính là thân mẫu của ông. Trong phim, bà Anna Marie (do nữ diễn viên Judi Dench thủ vai), che chở săn sóc cho con trai đến nổi, ông Hoover suốt đời sẽ sống trong vạt áo của mẹ. Khi bà qua đời, cảnh phim cho thấy ông lấy quần áo cũ của người mẹ quá cố để mặc. Tầm ảnh hưởng của bà mẹ lớn đến mức không thể nào có một hình bóng ngời đàn bà nào khác trong tâm trí của ông Hoover.
 
Nhân vật thứ nhì là Clyde Tolson (do Armie Hammer thủ diễn). Hai người có quan hệ với nhau trong hơn 40 năm. Nhưng cho tới giờ này, do chưa có bằng chứng cụ thể, cho nên không ai có thể quả quyết được điều gì. Trong phim, đạo diễn Clint Eastwood thiên về giả thuyết đáng tin cậy nhất khi tạo dựng trên màn ảnh lớn mối tình giữa hai nhân vật Hoover và Tolson. Một cách chính thức, giám đốc FBI ngoài đời không có vợ vì ông đã ‘‘thành hôn’’ với nghề nghiệp. Nhưng theo cách đọc của đạo diễn Eastwood, nhân vật Hoover muốn che giấu định hướng giới tính của mình.
 
Mỗi lần xuất hiện trước công chúng, ông Hoover dàn dựng cảnh những người đẹp xuất hiện bên cạnh ông như Shirley Temple, Ginger Rogers. Có một thời báo chí nhắc nhở đến nhiều mối tình giữa ông Hoover với nữ diễn viên Dorothy Lamour. Mặt khác, ông Hoover tìm cách đánh lạc hướng dư luận vì ông là người đầu tiên ủng hộ việc trấn áp giới đồng tính. Vào thời ông nắm quyền lãnh đạo FBI, hàng trăm người đồng tính làm việc cho cơ quan nhà nước Mỹ đã bị sa thải. Ông cũng đã ra nhiều quy định khắt khe nghiêm ngặt đối với toàn bộ các nhân viên FBI. Nhưng phần lớn cũng vì ông không muốn ai biết được những bí mật về bản thân ông. Nếu để lộ thì có lẽ uy tín cũng như cơ nghiệp của ông trùm FBI coi như là tiêu tan.
 
Nhìn chung, bộ phim J. Edgar của Clint Eastwood xoáy vào nội tâm của nhân vật Hoover nhiều hơn là tiết lộ bí mật đời tư của ông. Theo góc nhìn của nhà đạo diễn, Hoover chỉ quan tâm đến quyền lực, theo sự thúc giục của thân mẫu. Thời còn nhỏ, ông bị tật nói lắp, để làm hài lòng người mẹ, ông sẽ học cách chữa chứng cà lâm. Cũng vì người mẹ mà ông chối bỏ định hướng giới tính của mình, và để chiều lòng thân mẫu, từng bước một, ông đi lên theo đà thăng tiến xã hội.
 
Về quan hệ đồng tính giữa hai nhân vật Hoover và Tolson, theo cách nhìn của Eastwood thì đó là một mối tình đơn phương. Bởi vì đạo diễn này quan niệm rằng đối với một người ở trên tột đỉnh quyền lực như ông Hoover, thì không có cách nào khác là phải cô đơn, hiểu theo nghĩa không chia sẻ quyền hành, không để lộ nhược điểm, không thể tin tưởng bất kỳ ai. Quyền lực trở thành nỗi ám ảnh của một đời người, tình cảm riêng tư chỉ là tiểu tiết. Qua cách phác họa này, nhân vật của Hoover trở nên khá lạnh lùng tàn nhẫn.
 
Ngay từ những hình ảnh đầu, đạo diễn Eastwood đã cài thông điệp chính mà ông muốn gửi gấm đến người xem, đối chiếu những hình ảnh dàn dựng nhằm tuyên truyền về một nhân vật của công chúng với những bí mật đời tư chôn vùi giấu kín. Do là một người luôn có tâm lý bất an, cho nên trong mắt của Hoover; cả thế giới xung quanh ông lúc nào cũng tiềm tàng ẩn chứa những mối đe doạ. Nhân vật Hoover tự tạo cho mình một vương quốc riêng, nơi ông ngự trị trên đỉnh cao trong gần 50 năm, một thế giới mà ông nắm toàn bộ quyền kiểm soát, từ mỗi chi tiết điều hành cho đến cung cách làm việc của nhân viên cấp dưới.
 
Một khi đã đạt tới thượng tầng, thì chẳng bao giờ Hoover muốn rời bỏ quyền hành. Việc lập ra hàng loạt hồ sơ tối mật là một cách để cho ông củng cố vị thế của mình, bởi vì tất cả các vị tổng thống đều là chủ nhân tạm thời của Nhà Trắng, trong khi ông mới chính là hiện thân trường tồn của quyền hành tối cao. Nhưng có một điều nghịch lý mà đạo diễn Eastwood muốn nói lên, đó là dù có nỗ lực cách mấy, ông Hoover cũng không thể nào kiểm soát được hình ảnh do ông để lại.
 
Qua quyển hồi ký chính thức, ông Hoover muốn tạo dựng cho mình hình ảnh của một anh hùng lịch sử nước Mỹ. Lúc sinh tiền, ông từng chiếm ba lần trang bìa tạp chí Time và đứng hạng nhì trên danh sach các nhân vật được dư luận Mỹ yêu qúy nhất. Nhưng khi xem phim của Eastwood, ta cảm nhận được một điều : Hoover không phải là một vĩ nhân mà lại giống như một hung thần sinh từ thời cuộc.{{sơ khai}}
 
[[Thể loại:Tiểu sử| ]]