Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Nam Kinh”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 130:
Khi quân Nguyên đánh Nam Tống, thành Tương Dương thất thủ thì Kiến Khang cũng theo tay quân Nguyên và mang tên mới là Tập Khánh. Nhà Nguyên cai trị không màng quan tâm tới phía Nam nên kinh tế dần kiệt quệ. Kim Lăng đã gần như hoang tàn mất đi phong độ đặc khu kinh tế của Giang Nam ngày nào.
 
Cuối đời Nhà Nguyên, Kim Lăng trở thành căn cứ địa mới của [[Minh Thái Tổ|Chu Nguyên Chương]], thế lực quân phiệt lớn mạnh nhất thời kì đó, sau khi triều Minh được thành lập thì Kim Lăng được đổi tên mới là Nam Kinh và trở thành kinh đô của nhà Minh trong suốt thời gian trị vì của Thái Tổ Hồng Vũ đế Chu Nguyên Chương cũng như là cháu trai ông ta là Huệ đế [[Minh Huệ Đế|Chu Doãn Văn]]. Sau sự kiện Tĩnh Nan chi biến thì [[Minh Thành Tổ|Vĩnh Lạc đế]] quyết định dời đô về Bắc Bình (tức [[Bắc Kinh]]) nhưng Nam Kinh vẫn giữ được vị thế thủ phủ kinh tế, chính trị quan trọng của vùng Giang Nam trong suốt thời Nhà Minh.
 
Vào thời Thanh, Nam Kinh trở thành căn cứ của cuộc khởi nghĩa Thái Bình Thiên quốc do [[Hồng Tú Toàn]] lãnh đạo và mang tên gọi là Thiên Kinh.