Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Đông Bắc tác gia quần”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 3:
Dù có thể khác biệt về thể loại hoặc xu hướng [[chính trị]], nhưng các tay viết Đông Bắc tác gia quần đều tự đặt mình vào trào lưu hiện đại hóa [[văn học]]. Tổ chức này xuất hiện trong bối cảnh [[Hoa lục]] đang bị [[Đế quốc Nhật Bản|Nhật Bản]] dần lấn lướt, họ phản đối việc chia cắt [[Trung Hoa]] thành nhiều mảnh nhỏ và càng không muốn [[Mãn Châu]] ly khai khỏi [[Trung Hoa]] hoặc sẽ là một phần của [[Đế quốc Nhật Bản]]. Các trứ tác của Đông Bắc tác gia quần thường gợi nhắc những bi cảm trong sự nô dịch, đây đó hiện diện tinh thần ái quốc và kháng Nhật. Một số tác gia còn mạnh mẽ đề cập đến nỗi đau khổ của người [[Mãn Châu]] dưới ách [[Đế quốc Nhật Bản|Nhật Bản]], bày tỏ sự sẵn sàng và xẻ chia suy nghĩ của mình với người dân nơi đó về một ngày mai giành lại được [[lãnh thổ]].
 
Chính vì thiên hướng kháng Nhật, đa số thành viên Đông Bắc tác gia quần phải lưu vong tại [[Hà Bắc (Trung Quốc)|Hà Bắc]], [[Hà Nam (Trung Quốc)|Hà Nam]] và khắp miền [[Trung Nguyên|Hoa NamTrung]], khi [[Chiến tranh Trung-Nhật|Chiến tranh Hoa-Nhật]] bùng nổ, nhiều người thậm chí phải chạy đến [[Hồng Kông]]. Một số ít còn ở lại [[Đông Bắc Trung Quốc|Đông Bắc]] thì bị gây khó dễ hoặc cầm tù vì lý do [[chính trị]] đặc biệt, điển hình như [[Kim Kiếm Khiếu]] bị chính quyền [[Đế quốc Nhật Bản|Nhật Bản]] xử tử. Tựu trung, [[Đế quốc Nhật Bản]] coi Đông Bắc tác gia quần là hạng tội phạm rất nguy hiểm cần phải loại trừ, trong khi chính quyền [[Trung Hoa Dân Quốc (1912-1949)|Trung Hoa Dân quốc]] lại ngờ vực lòng trung thành của họ.
 
Sau thế chiến, do [[Đế quốc Nhật Bản|Nhật Bản]] đã chiến bại và không còn hiện diện trên đất [[Trung Hoa]] nữa, Đông Bắc tác gia quần mất đi lý do tồn tại. Khi cuộc [[Nội chiến Trung Quốc]] bùng phát trở lại, các thành viên Đông Bắc tác gia quần rẽ theo nhiều xu hướng [[chính trị]] khác nhau, họ dần xa cách nhau về văn phong và tư tưởng [[nghệ thuật]], do đó tổ chức này hầu như tự tan rã.