Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Nguyễn Dương Đôn”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 11:
 
==Sự nghiệp giáo dục==
Sau hai ba tuần nghỉ tại Sài Gòn, giáo sư Đôn trở về Huế, làm giáo sư Toán tại trường Trung học Khải Định. Tại trường đó, bạn đồng nghiệp của Ông Đôn là các giáo sư [[Nguyễn Thúc Hào]], [[Nguyễn Lân]], [[Ưng Quả]], [[Phạm Đỉnh Ái]], [[Nguyễn Huy Bảo]]. Đêm 9/3/1945, đảo chính bùng nổ trên toàn cõi Đông Dương. Quân đội Nhật lật đổ chính quyền bảo hộ Pháp. Các trường học đều đóng cửa.
 
Một tuần sau, giáo sư trường Khải Định hội họp tại một rạp chiếu bóng lúc xưa là to nhất ở Huế, với sự có mặt của một đại diện Quân đội Nhật. Sau khi người sĩ quan Nhật cho phép mở trường lại với điều kiện là bãi bỏ hoàn toàn tiếng Pháp, các bạn đồng nghiệp của giáo sư Đôn bầu Ông làm hiệu trưởng mới. Bất ngờ cho hội họp, giáo sư Đôn từ chối và nhường lại cho giáo sư Phạm Đỉnh Ái. Vì thế Ông Phạm Đỉnh Ái là người Việt đầu tiên thay thế người Pháp điều khiển một trường lớn soạn thảo chương trình Trung học Việt Nam đầu tiên.
 
Ủy ban Hành chính Bắc Bộ và Trung Bộ được thiết lập thay thế Tòa Khâm sứ Bắc Kì và Trung Kì. Trong Ủy ban Hành chính Trung Bộ, Giáo sư Đôn được mời làm Ủy viên giáo dục. Vì chẳng ưa thích đời sống chính tri, ông Đôn đến tìm giáo sư [[Tôn Quang Phiệt]] (sau này có lần ông làm Tổng thư ký Văn phòng Quốc hội tại Hà Nội) và yêu cầu ông Phiệt nhậm chức vụ ấy thay cho Ông. Giáo sư Tôn Quang Phiệt nhận lời, nhưng sau đó Ủy ban Hành chính Trung Bộ không chịu đổi ý kiến. Ông Đôn phụ trách giáo dục Trung Bộ mấy tháng, cho đến lúc ra Hà Nội.
 
Lúc ấy là thời gian thi cử mùa hè 1945. Ngày thi gần đến thì Ủy ban Trung Bộ nhận được mật điện của ÔngThứ trưởng Nội vụ [[Võ Nguyên Giáp]] từ Hà Nội đánh vào bảo hoãn các kì thi. Hà Nội không tổ chức được kì thi vì phong trào "xếp bút nghiên" của học sinh. Không lẽ vì phong trào xếp bút nghiên, vì hoàn cảnh chính trị mà không làm nổi một việc làm tầm thường như tổ chức kì thi. Nghĩ như vậy nên khi Ủy ban Trung Bộ hỏi ý kiến, thì giáo sư Đôn khuyên cứ tiếp tục tiến hành việc thi cử. Đây là kì thi Tú tài Việt Nam đầu tiên, sau thời Pháp thuộc, được thực hiện tại Huế lúc đó.
 
Ðầu niên khóa 45 - 46, vì thiếu giáo sư, Viện Đại học Hà Nội mời ba người ở Huế ra dạy: Ông [[Đào Duy Anh|Ðào Duy Anh]], ông Nguyễn Dương Đôn và nhà văn [[Hoài Thanh]]. Ông Đôn lấy xe đi Hà Nội cùng với ông [[Ngô Ðình Nhu]] và ông Trần Ðǎng Khoa, một cán sự cao cấp Công Chính. Tại Viện Đại học Hà Nội hồi ấy (niên khóa 45 - 46), dạy môn toán chỉ có hai người, giáo sư Hoàng Xuân Hãn và giáo sư Nguyễn Dương Đôn. Dạy ngành Cơ học (Mécanique Rationnelle) giáo sư Hãn bắt đầu giảng bằng tiếng Việt. Còn giáo sư Đôn thì trước kia đã có dạy toán cấp Tú tài bằng tiếng Việt, nhưng tự xét chưa dạy được môn Toán Đại học bằng tiếng ta. Nên hồi đó giáo sư Đôn còn phải dạy Toán học Đại cương (Mathématiques Générales) bằng tiếng Pháp.