Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Hải Nam”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
nKhông có tóm lược sửa đổi
nKhông có tóm lược sửa đổi
Dòng 61:
Thời kỳ đầu [[Trung Hoa Dân Quốc (1912-1959)|Trung Hoa Dân Quốc]], Hải Nam đã từng có cơ hội trở thành một tỉnh riêng biệt. Đầu tiên, [[Hồ Hán Dân]] và [[Tôn Khoa]] đề nghị thiết lập khu đặc biệt Quỳnh Nhai. Đến ngày 7 tháng 12 năm 1931, nghị quyết hội nghị Quốc vụ của chính phủ Dân Quốc đã quyết định toàn đảo là một đặc khu hành chính, trực thuộc chính phủ quốc dân. Sau [[Chiến tranh thế giới thứ hai]], tháng 8 năm 1947, hội nghị [[Hành chính viện Trung Hoa Dân Quốc|Hành chính viện]] đã thông qua việc nâng Hải Nam thành một tỉnh, lệ thuộc Hành chính viện. Đến tháng 4 năm 1949, Trung Hoa Dân Quốc chính thức thành lập chính quyền tỉnh Hải Nam, phái [[Trần Tế Đường]] (陳濟棠) đi làm tỉnh trưởng.
 
Trong các thập niên 1920 và 1930, Hải Nam là một điểm nóng của hoạt động cộng sản, đặc biệt là sau cuộc đàn áp của chính phủ tại [[Thượng Hải]], [[Trung Hoa Dân Quốc (1912-1949)|Trung Hoa Dân Quốc]] vào năm 1927 đã tấn công và khiến lực lượng cộng sản phải lui vào hoạt động bí mật. Dưới sự lãnh đạo của [[Phùng Bạch Câu]] (馮白駒), lực lượng cộng sản và [[người Lê]] bản địa đã thực hiện một cuộc chiến đấu mãnh liệt theo kiểu du kích chống lại [[Chiến dịch đảo Hải Nam (1939)|cuộc xâm lược của Nhật Bản]] (1939–45).
 
Sau khi Nhật Bản đầu hàng Đồng Minh, Trung Hoa Dân Quốc tiếp quản đảo Hải Nam. Vào thời điểm [[Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa]] tuyên bố thành lập, đảo Hải Nam vẫn nằm nằm trong tay quân đội Trung Hoa Dân Quốc. Từ tháng 3 đến tháng 5 năm 1950, xảy ra [[chiến dịch đảo Hải Nam]] khi quân cộng sản tiến hành đánh chiếm hòn đảo. Ngày 23 tháng 4, [[quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc]] đã chiếm được [[Hải Khẩu]]. Sau đó, quân Giải phóng tiếp tục vượt biển cùng quân của Phùng Bạch Câu tiến đánh tàn dư của Quốc quân, chiếm được các khu vực trọng yếu như [[Du Lâm]], [[Tam Á]]. Ngày 1 tháng 5 năm 1950, Hải Nam hoàn toàn nằm dưới quyền kiểm soát của lực lượng cộng sản Trung Quốc, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa sau đó lại hạ cấp Hải Nam thành công thự khu hành chính (海南行政区公署), sáp nhập vào tỉnh Quảng Đông.