Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Giang Tây”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n →‎Các đơn vị hành chính: sửa chính tả 3, replaced: Hán tựchữ Hán using AWB
nKhông có tóm lược sửa đổi
Dòng 68:
Thời kỳ Minh Thanh, Giang Tây nằm trên tuyến giao lộ nam-bắc rất phồn thịnh giữa Quảng Đông và lưu vực Trường Giang, khiến các thành thị của Giang Tây dọc theo tuyến đường này cũng có được sự phồn vinh. Đồng thời, do chính sách "Giang Tây điền Hồ Quảng" và "Hồ Quảng điền Tứ Xuyên", cư dân Giang Tây đã di cư đến các tỉnh có mật độ dân số thấp như Hồ Nam, Hồ Bắc, Quảng Đông, Quảng Tây, Vân Nam và Quý Châu. Trong thời gian này, hình thành thương bang "Giang Hữu", đứng thứ 3 trong thập đại thương bang trên toàn quốc. Đồng thời, Cảnh Đức trấn là một trong tứ đại danh trấn trên toàn quốc.
 
Thời kỳ [[Trung Hoa Dân Quốc (1912-1949)|Trung Hoa Dân Quốc]], các phủ, châu và thính đều được chuyển thành huyện, Giang Tây khi đó có tổng cộng 81 huyện. Đến năm 1926, quân [[Bắc phạt]] tiến đến và đồn trú tại Nam Xương, chính thức thành lập thành phố Nam Xương. Năm 1934, huyện [[Vụ Nguyên]] của An Huy được sáp nhập vào Giang Tây, đến năm 1947 lại trả cho An Huy, đến năm 1949 lại nhập vào Giang Tây. Ngay 1 tháng 8 năm 1927, tại Giang Tây nổ ra [[khởi nghĩa Nam Xương]], khởi đầu [[Nội chiến Trung Quốc]]. Sau đó, trên địa phận Giang Tây và các tỉnh lân cận, [[đảng Cộng sản Trung Quốc|Cộng sản đảng]] đã thiết lập [[căn cứ địa cách mạng Tĩnh Cương Sơn]], [[căn cứ địa cách mạng Tương-Việt-Cám]], [[căn cứ địa cách mạng Mân-Chiết-Cám]], [[căn cứ địa cách mạng Tương-Ngạc-Cám]] và [[căn cứ địa cách mạng Trung ương]].
 
Năm 1931, Cộng sản đảng đã tuyên bố thành lập [[Cộng hoà Xô viết Trung Hoa|Cộng hòa Xô viết Trung Hoa]] tại [[Thụy Kim]], đổi tên Thụy Kim thành Thụy Kinh, đây là thủ đô của chính phủ trung ương, được gọi là "Hồng sắc thủ đô" hoặc "Hồng đô". Trong thời gian chế độ này hoạt động, chính phủ trung ương đã ban hành hiến pháp, phát hành tiền tệ, thiết kế quốc kỳ, và gọi các khu vực do mình kiểm soát là khu Xô viết (苏区, ''Tô khu''). Do [[Trung Quốc Quốc Dân Đảng|Quốc Dân đảng]] giành được thắng lợi trong cuộc đàn áp cộng sản lần thứ 5, chính phủ trung ương của Cộng hòa Xô viết Trung Hoa đã buộc phải sơ tán khỏi khu Xô viết Trung ương Giang Tây từ tháng 10 năm 1934. Năm 1933, chính phủ Quốc dân tại Nam Xương của Quốc Dân đảng đã phát động [[Tân sinh hoạt vận động]], về sau lan rộng trên toàn quốc. Năm 1936, sau khi thông tuyến đường sắt Việt-Hán đi từ Quảng Đông đến Hồ Nam, Giang Tây đã mất vị thế quan trọng là nằm trên trục giao thông bắc-nam. Năm 1937, khi tuyến đường sắt Chiết-Cám thông xe, Giang Tây đã có sự thay đổi lớn về bố trí giao thông và thành thị.