Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Liêu Ninh (tàu sân bay Trung Quốc)”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n sửa chính tả 3, replaced: sỹ quan → sĩ quan using AWB
n replaced: soha.vn → xxxxx (2) using AWB
Dòng 132:
Khi tàu được xem là biểu tượng trở thành một cường quốc hải quân của Trung Quốc thì những câu chuyện về những phi công lái máy bay chiến đấu trên tàu sân bay đầu tiên của họ lại chứng minh ngược lại. Có rất nhiều thứ, có thể có và sẽ đi sai, sự kết hợp lại tạo ra nhiều nghi ngờ về khả năng Bắc Kinh sẽ có một tàu sân bay thật sự hữu ích trong thời gian tới. Đã có ít nhất 3 sự cố lớn liên quan đến lực lượng thử nghiệm các máy bay chiến đấu J-15<ref>{{chú thích web | url = http://www.baodatviet.vn/quoc-phong/dut-cap-j-15-trung-quoc-suyt-lao-khoi-duong-bang-2344001/ | tiêu đề = Đứt cáp, J-15 Trung Quốc suýt lao khỏi đường băng | author = | ngày = | ngày truy cập = 18 tháng 2 năm 2015 | nơi xuất bản = Báo Đất Việt | ngôn ngữ = }}</ref>.
 
Theo các chuyên gia quân sự đánh giá thì chỉ trong thời tiết lý tưởng, sóng yên biển lặng, tiêm kích hạm J-15 mới có thể cất, hạ cánh được trên tàu sân bay này, còn trong điều kiện thời tiết xấu thì J-15 đành "nằm bẹp", Liêu Ninh cũng bị "xếp xó", vì nếu tiêm kích hạm bị tê liệt thì cả biên đội tàu sân bay cũng không còn khả năng tác chiến<ref>{{chú thích web | url = http://www.anninhthudo.vn/Quoc-phong/Thoi-tiet-xau-J15-nam-bep-Lieu-Ninh-thanh-do-bo/525233.antd | tiêu đề = Thời tiết xấu: J-15 “nằm bẹp”, Liêu Ninh thành đồ bỏ | author = | ngày = | ngày truy cập = 18 tháng 2 năm 2015 | nơi xuất bản = Báo An ninh Thủ đô | ngôn ngữ = }}</ref>. Sự phụ thuộc vào công nghệ của Nga khiến tầm hoạt động và khả năng tác chiến trên biển của tàu Liêu Ninh bị hạn chế<ref>{{chú thích web | url = http://www.wantchinatimes.com/news-subclass-cnt.aspx?id=20131208000012&cid=1101 | tiêu đề = Liaoning aircraft carrier has major weaknesses: China Youth Daily|Politics|News|WantChinaTimes.com | author = | ngày = | ngày truy cập = 18 tháng 2 năm 2015 | nơi xuất bản = | ngôn ngữ = }}</ref>. Liêu Ninh bị xem là "Trái bom hẹn gờ" có thể phát nổ bất kỳ lúc nào, kéo lùi mọi nỗ lực của nước này nhằm trở thành một thế lực mạnh về hải quân<ref>{{chú thích web | url = http://soha.vn/quan-su/tau-san-bay-lieu-ninh-mot-trai-bom-hen-gio-nguy-hiem-20140220182934091.htm | tiêu đề = Tàu sân bay Liêu Ninh: Một trái "bom hẹn giờ" nguy hiểm | author = | ngày = | ngày truy cập = 18 tháng 2 năm 2015 | nơi xuất bản = | ngôn ngữ = }}</ref>.
 
==Bàn giao cho hải quân PLAN==
Ngày 23 tháng 9 năm 2012, tại cảng Đại Liên, tàu Liêu Ninh đã được bàn giao cho hải quân Trung Quốc<ref>[http://nld.com.vn/20120924081118215p0c1006/trung-quoc-ban-giao-tau-san-bay-dau-tien-cho-hai-quan.htm Trung Quốc bàn giao tàu sân bay đầu tiên cho hải quân]</ref> và ngày 25 tháng 9 cùng năm, tàu được ra mắt với sự có mặt tham dự của hai ông [[Hồ Cẩm Đào]] và [[Ôn Gia Bảo]]<ref>[http://vnexpress.net/gl/the-gioi/anh/2012/09/ho-cam-dao-du-le-ra-mat-tau-san-bay-lieu-ninh/ Hồ Cẩm Đào dự lễ ra mắt tàu sân bay Liêu Ninh]</ref>. Dù vậy giới quan sát cho rằng chiến hạm này giống với một bước đi mang tính biểu tượng để mang lại thanh thế cho hải quân Trung Quốc, hơn là một sự thay đổi tức thời về chất của binh chủng này vì vẫn thiếu các chiến đấu cơ hoạt động cùng tàu sân bay khi mà không thấy một đơn vị chiến đấu hay máy bay nào cùng ra mắt với tàu và chiếc [[J-15]] vẫn đang trong giai đoạn phát triển chưa có năng lực được kiểm chứng<ref>{{chú thích web | url = http://vnexpress.net/gl/the-gioi/phan-tich/2012/09/tau-san-bay-trung-quoc-mang-y-nghia-tinh-than/ | tiêu đề = Tàu sân bay Trung Quốc mang ý nghĩa tinh thần - VnExpress | author = | ngày = | ngày truy cập = 18 tháng 2 năm 2015 | nơi xuất bản = [[VnExpress|VnExpress - Tin nhanh Việt Nam]] | ngôn ngữ = }}</ref>. Và một rắc rối khác của tàu là cáp hãm đà và thiết bị thu hồi cáp, Trung Quốc đã muốn mua từ Nga nhưng do tránh việc bị sao chép nên Nga đã từ chối bán nên Trung Quốc đã phải tự xoay xở để có cáp gắn trên tàu dù là theo bất cứ cách nào như tự phát triển, sao chép, tận dụng hay mua lại từ bên ngoài nhưng chất lượng thì chưa rõ<ref>http://quocphong.baodatviet.vn/Home/QPCN/An-Do-ve-dich-truoc-Trung-Quoc-trong-cuoc-dua-van-hanh-tau-san-bay/20129/233403.datviet</ref><ref>http://quocphong.baodatviet.vn/Home/QPCN/Cap-ham-da-cho-tau-san-bay-Trung-Quoc-co-la-vat-trang-suc/20129/236161.datviet</ref>. Dù vậy tàu đã được tuyên bố là sẽ chủ yếu được sử dụng để huấn luyện nhằm chuẩn bị cho các tàu sân bay do chính Trung Quốc sản xuất trong tương lai<ref>{{chú thích web | url = http://baodatviet.vn/Home/thegioi/Tau-san-bay-Trung-Quoc-chi-de-pho-truong-thanh-the/20129/235927.datviet | tiêu đề = 404 | author = | ngày = | ngày truy cập = 2 tháng 10 năm 2015 | nơi xuất bản = Báo Đất Việt | ngôn ngữ = }}</ref>.
 
Mặt sàn và cách bố trí có giới hạn, trong khi J-15 cần phải chạy khoảng một nửa chiều dài tàu chiến mới có thể chuẩn bị đủ cho việc cất cánh, báo cáo trích dẫn lời Bitzinger nói, "Điều này sẽ làm cho nó trở nên khó khăn, nếu không muốn nói là không thể, để thực hiện việc đồng thời cất và hạ cánh"<ref>{{chú thích web | url = http://soha.vn/quan-su/vi-sao-canada-khinh-thuong-tau-san-bay-trung-quoc-20131117172134309.htm | tiêu đề = Vì sao Canada khinh thường tàu sân bay Trung Quốc? | author = | ngày = | ngày truy cập = 18 tháng 2 năm 2015 | nơi xuất bản = | ngôn ngữ = }}</ref>. J-15 đang gặp chỉ trích về vấn đề tải trọng của mình trên tàu sân bay. Nếu nó mang 12 tấn thì không thể nào cất cánh lên được từ tàu sân bay và nếu nạp nhiên liệu đầy thì nó lại chỉ có thể mang được hai tấn vũ khí. Bán kính tác chiến chỉ gói gọn trong 120&nbsp;km. Điều này dẫn đến việc sẽ cần một lượng lớn J-15 cho một nhiệm vụ đơn giản<ref>{{chú thích web | url = http://www.wantchinatimes.com/news-subclass-cnt.aspx?id=20130923000022&cid=1101 | tiêu đề = The J-15, more a flopping fish than a flying shark|Politics|News|WantChinaTimes.com | author = | ngày = | ngày truy cập = 18 tháng 2 năm 2015 | nơi xuất bản = | ngôn ngữ = }}</ref>.
 
Trưa 15/8/2013, chiếc tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc này đã rời Thanh Đảo triển khai đợt thí nghiệm nghiên cứu khoa học và huấn luyện trên biển lần thứ ba. Thay vì về Thanh Đảo, tàu sân bay Liêu Ninh phải trở về nơi sản xuất là nhà máy đóng tàu Đại Liên. Việc này làm dấy nghi vấn Liêu Ninh đã xuất hiện vấn đề nghiêm trọng, cần phải sửa chữa quy mô. Không sớm thì muộn chiếc tàu sân bay này sẽ gặp nhiều vấn đề nghiêm trọng. Điều mấu chốt là chất lượng thép sử dụng để chế tạo tàu Liêu Ninh không giống nhau, cho nên, thời gian tới, nhiều khả năng thân tàu sẽ bị biến dạng và mất thăng bằng. Đến khi đó, việc đóng mới một con tàu còn hiệu quả và an toàn hơn là sửa chữa con tàu cũ này<ref>{{chú thích web | url = http://www.baodatviet.vn/quoc-phong/vu-khi/lieu-ninh-hong-nang-phai-sua-chua-quy-mo-lon-2353236/ | tiêu đề = Liêu Ninh hỏng nặng phải sửa chữa quy mô lớn? | author = | ngày = | ngày truy cập = 18 tháng 2 năm 2015 | nơi xuất bản = Báo Đất Việt | ngôn ngữ = }}</ref>. Dù vậy sau khi sửa chữa xong thì tàu tếp tục được đưa đi thử nghiệm nhưng vẫn chưa thể trực chiến<ref>{{chú thích web | url = http://kienthuc.net.vn/tin-tuc-quan-su/tsb-lieu-ninh-3-tiem-kich-j15-cat-canh-cung-luc-283245.html | tiêu đề = TSB Liêu Ninh: 3 tiêm kích J-15 cất cánh cùng lúc | author = | ngày = | ngày truy cập = 2 tháng 10 năm 2015 | nơi xuất bản = Kienthuc.net.vn | ngôn ngữ = }}</ref>.