Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Nhà Đường”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 454:
Sau khi nhà Đường thống nhất Trung Quốc, từ Thái Tông, Cao Tông cho đến Võ Tắc Thiên đều phải dụng binh, đánh bại các thế lực ở phía bắc và phía tây bắc như Đông Đột Quyết và Tây Đột Quyết, lại diệt nước Cao Xương, chiếm đất thành lập châu huyện, một lần nữa lại khống chế Tây Vực. Ở vùng đông bắc thì tiêu diệt nước [[Cao Câu Ly]] và [[Bách Tế]], và đánh bại viện quân [[Nhật Bản]] trong [[trận Bạch Giang]]. Đến thời Huyền Tông, việc đối ngoại càng mở rộng đến đỉnh cao, thế lực thậm chí đến tận vùng Trung Á, vươn đến tận nước Hắc Y Đại Thực (tức vương triều [[Nhà Abbas|Abbas]] theo [[Hồi giáo Sunni]]). Nhưng sau loạn An Sử, khiến nhà Đường xuống thế và lung lay, không còn sức để bảo vệ các miền lãnh thổ đã chiếm được trước đây và đã dần dần bị các nước Thổ Phồn, Hồi Hột với thực lực quân sự hùng hậu chiếm lấy, bản thân bên trong nhà Đường còn phải đối phó với thế lực phiên trấn cát cứ. Tuy nhiên đến thời [[Đường Hiến Tông]] nhờ những thắng lợi các phiên trấn ở vùng Hoài Tây và Kiếm Nam, nên phiên trấn quy thuận, nhưng lại không thể diệt tận được họa phiên trấn đã ăn sâu vào gốc rễ. Nhà Đường từ đó càng xuống dốc trầm trọng. Ngay kinh thành Trường An cũng từng một lần bị phiên trấn đánh chiếm (năm [[763]]), phía tây nam lại có [[Nam Chiếu]] liên hợp với Thổ Phồn đánh đến tận [[Thành Đô]] năm [[831]].<ref name="PNT80" />{{rp|69}}
 
Nhà Đường kế thừa nhà Tùy thi hành [[phủ binh chế]],<ref name="GTK" />{{rp|288}} noi theo chế độ phủ binh của thời [[Bắc Chu]] và [[Bắc Tề]], từ thời Bắc Chu các phủ binh là do xét trong hộ tịch mà trưng dân, Tùy Đường thì rút các tráng đinh nam đến tuổi phục dịch cho vào phủ binh, việc hợp dân lại tạo thành quân lính đó được gọi là ''chế độ trưng binh''. Phủ binh chế là cơ bản tuyển quân lẻlính đưa vào các [[Chiết Xung phủ]]. PhủChiết Xung phủ phân ra 3 cấp: Thượng phủ là một nghìn mấy trăm người, Trung phủ là một nghìn người, Hạ phủ là 800 người. Trưởng quan ở quân phủ gọi là ''Chiết Xung đô đốc'' (折沖都尉). Chức phó là Tả hữu Quả nghị Đô úy (左右果毅都尉). Phủ binh xưng là Vệ sĩ hoặc Thị quan. Quân phủ lệ thuộc có đếnvào 12 vệ của Hoàng đế và 6 suất của Đông cung thái tử. QuânSố lượng Chiết Xung phủ tốilúc đađông nhất lên đến 634 ngườiphủ, chiagồm làm600 bangàn quân, thay phiên nhau đóng trúở quanh Trường An mỗi kỳ một tháng, mỗi năm 3 kỳ. Phủ binh còn được điều đi đóngtạikhu giữavực bảoxung vệyếu thànhmỗi Trườngnăm Anmột kỳ. Phủ binh chế cũng hợp nhất với Quân điền chế từ cơ sở trưng dân nông binh. Quân lính cứ đến 21 tuổi thì nhập quân và đến 60 tuổi thì được miễn, cứ mỗi hộ có 3 trai tráng thì tuyển 1 người đi lính thú. Vệ sĩ bình thường cũng ở tại nông trang làm ăn cày cấy và lo tập huấn luyện. Họ thường được chia ra làm nhiều phiên cứ thay nhau canh trực cho kinh đô Trường An. Đến khi có chiến tranh thì quy tụ lại để sẵn sàng xông trận. Trong thời gian phục dịch họ được miễn trừ tô thuế, tuy nhiên việc khẩu phần lương thực và binh khí vẫn phải tự mình phụ trách.<ref name="PNT171" />{{rp|145}}
 
[[Tập tin:Court Ladies Preparing Newly Woven Silk (捣练图) by Emperor Huizong (1082–1135).jpg|nhỏ|260px|trái|Bản sao Tác phẩm Đảo luyện đồ (搗練圖) của [[Trương Huyên]] (張萱) mô tả cảnh phụ nữ đang giã tơ tằm, làm quần đảo mùa đông cho bính lính phòng thủ ở biên thùy.]]
 
Phủ binh chế trên thực tế là sự kết hợp giữa binh sĩ và nông dân, giám bớt gánh nặng cho quốc gigia,<ref name="GTK" />{{rp|289}} nhờ họ tự làm ăn mà nhà nước đỡ tốn chi phí nuôi và cấp lương, đó gọi là ''ngụ binh ư nông''. Lúc thường làm dân, có chiến thì đi lính; quân không biết tướng, tướng cũng không biết quân.{{NoteTag|1=[[Tân Đường thư]]• binh chí: có viết "府兵之置,居无事时耕于野,其番上者,宿卫京师而已。若四方有事,则命将以出,事解辄罢,兵散于府,将归于朝。故士不失业,而将帅无握兵之重,所以防微渐、绝祸乱之萌也。"}} Chiến sự kết thúc thì quân trở về phủ, tướng lĩnh về triều, còn những tướng đầu hàng thì có quân đi theo để phòng nguy hiểm. Phủ binh chế có khuyết điểm là khi động viên binh sĩ nhập ngũ lại quá lâu dài, quân trễ biếng, ảnh hưởng đến nông nghiệp, mà triều đình lại miễn trừ thuế phúkhoá cho binh sĩ nên thành ra cũng có tổn thất. Do đó, Thái Tông, Cao Tông cho đến Võ Tắc Thiên đều phải có sự lựa chọn lúc gặp chinh chiến thì mộ thêm quân đối lại với phủ binh cho có sự bổ sung.<ref name="PVL2" />{{rp|431}} Thời Thái Tông, quân đội toàn quốc được triều đình trực tiếp quản lí, ước có đến hơn 600 quân phủ binh, việc nhậm quân sự là nhất thiết, không quản việc phái các hộ vệ đi xa từ kinh sư đến địa phương trú nghỉ hay xuất chinh, chấp hành việc phân đều quân đội. Tuy nhiên, do sau này để tiện việc quản lí, nhu cầu thiết yếu triều đình phải đặt ra trưởng quân quản lí từng quân đội từng khu vực ở địa phương, họ được gọi là "''[[tiết độ sứ]]''". Mà thời kinh tế xã hội được cải thiện, nhân dân thường phản kháng chống lại chế độ binh dịch. Ngoài ra do quốc gia thái bình đã lâu, quân phủ ít dùng đến, chính quyền thường có sự thanh nhàn, quân đội hầu như đã có sa sút trong chiến đấu.
 
Đến thời Huyền Tông, triều đình bỏ lơ việc nắm nhân khẩu, khiến trong phủ binh có nhiều người bỏ trốn. Trong những năm Thiên Bảo, Huyền Tông thu nạp [[Trương Thuyết]] (張說) có kiến nghị thi hành trưng binh chế và mộ binh chế và dần dà phế bỏ đi phủ binh chế. Vì lòng hư vinh muốn trọn xưng là "thống lĩnh tứ di", bèn lo chiêu mộ được những sĩ binh đóng trường kì ở biên giới tiến hành việc chiến tranh đối ngoại, xưng là "''Kiện nhi''" (健儿). Và ít nhất cũng có liên hệ với lính đánh thuê ở tại bản địa, bọn họ chỉ mong ra biên thùy đánh trận để thu được những ích lợi cho mình. Các tướng lĩnh ở biên trấn thông qua lợi ích quan hệ với bộ tộc (cho nhiều tướng lĩnh và phủ binh được nhờ vào các dị tộc), luôn luôn có sự khống chế đối với sĩ binh cho đến về sau này khi xảy ra chiến họa.<ref name="PNT171" />{{rp|145}}