Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Quốc dân Cách mệnh Quân”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 104:
Tháng 7 năm 1926, lực lượng Quốc dân Cách mệnh Quân bắc đầu chiến dịch Bắc phạt, với binh lực gồm 8 quân đoàn, ước tính tổng cộng 10 vạn quân.<ref name="海"/> Tưởng Giới Thạch đảm nhậm chức vụ Tổng tư lệnh, [[Lý Tế Thâm]] làm Tham mưu trưởng, [[Bạch Sùng Hy]] làm Phó tham mưu trưởng, [[Đặng Diễn Đạt]] làm Chủ nhiệm Chính trị bộ, [[Chu Ân Lai]] làm Phó chủ nhiệm Chính trị bộ. Bấy giờ, rất nhiều đảng viên Cộng sản giữ các chức vụ quan trọng trong Cách mệnh Quân, phát huy được vai trò cốt cán, tiên phong.<ref name="海"/> Ngoài ra, bên cạnh Tưởng Giới Thạch, còn có các chỉ huy Quốc dân Cách mệnh Quân nổi tiếng khác như [[Đỗ Duật Minh]] và [[Trần Thành (thủ tướng)|Trần Thành]].
[[Tập tin:Countermand_concession.jpg|trái|nhỏ|250x250px|Các binh sĩ Quốc dân Cách mệnh Quân tiến vào tô giới Anh ở [[Hán Khẩu]] trong cuộc [[Bắc phạt (1926-1928)|Bắc phạt]].]]
Ban đầu, quân Bắc phạt gồm các quân đoàn [[Quân đoàn IV, Quốc dân Cách mệnh Quân|IV]], [[Quân đoàn VII, Quốc dân Cách mệnh Quân|VII]], [[Quân đoàn VIII, Quốc dân Cách mệnh Quân|VIII]] theo các hướng Hồ Nam, Hồ Bắc tấn công quân phiệt [[Ngô Bội Phu]]. Các quân đoàn [[Quân đoàn II, Quốc dân Cách mệnh Quân|II]], [[Quân đoàn III, Quốc dân Cách mệnh Quân|III]], [[Quân đoàn VI, Quốc dân Cách mệnh Quân|VI]] tiến công bao vây [[Giang Tây]]. Tháng 12 năm 1926, Bộ TỔngTổng tư lệnh Quốc dân Cách mệnh Quân dời đến Nam Xương,<ref name="年表,第12頁">陳-{布}-雷等編著,《蔣介石先生年表》,台北,傳記文學出版社,1978年6月1日,第12頁</ref> tháng 1 năm 1927 điều chỉnh lại chiến lược, quân đoàn VII tiến quân theo bờ trái sông Trường Giang, các quân đoàn II, VI tiếng theo bờ phải tấn công Giang Tây. [[Quân đoàn I, Quốc dân Cách mệnh Quân|Quân đoàn I]] và III cùng tấn công [[Chiết Giang]], tiến lên [[Thượng Hải]]. Đến tháng 4, chủ lực của quân phiệt [[Tôn Truyền Phương]] bị đánh bại. Cuộc chiến Bắc phạt của Cách mệnh Quân xem như giành được thắng lợi ban đầu.<ref name="海"/>
 
Ngày [[26 tháng 4]] năm 1927 phát sinh sự kiện [[Ninh Hán phân liệt]], chính phủ Quốc dân bị chia rẽ thành chính phủ tại Vũ Hán do [[Uông Tinh Vệ]] lãnh đạo và chính phủ tại Nam Kinh do Tưởng Giới Thạch lãnh đạo. Sự kiện này, cùng với việc thanh trừng các đảng viên Cộng sản trong nội bộ Quốc dân Đảng và Quốc dân Cách mệnh Quân đã làm hao tổn nguyên khí, cuộc chiến Bắc phạt bị chững lại, khơi mào cho quá trình tranh chấp vũ trang Quốc - Cộng. Hệ thống Đại biểu Đảng và Chính trị bộ bị bãi bỏ. Phía [[Trung Quốc Cộng sản Đảng]] lên án các hành vi thanh trừng và chỉ trích Quốc dân Cách mệnh Quân là "Tân quân phiệt".
 
Sau cuộc thanh trừng, mâu thuẫn nội bộ Quốc dân Đảng tạm thời được dàn xếp khi vào tháng 7, Uông Tinh Vệ tuyên bố quy phục chính phủ của Tưởng tại Nam Kinh. Đáp lại, tháng 8, Tưởng tuyên bố từ chức Tổng tư lệnh Bắc phạt. Nhân cơ hội, Tôn Tuyền Phương thừa cơ phản công, nhưng bị Lý Tông Nhân, [[Hà Ứng Khâm]], Bạch Sùng Hy đánh bại. Nhận thấy ngoài Tưởng không ai có thể nhận vai trò Tổng tư lệnh, chính phủ Quốc dân một lần nữa mời Tưởng vào chức vụ Tổng tư lệnh. Tháng 1 năm 1928, Tưởng phục chức, tiếp tục chiến dịch Bắc phạt, với sự hợp tác của Quốc dân Quân của quân phiệt [[Phùng Ngọc Tường]] và Cách mệnh Quân của quân phiệt [[Diêm Tích Sơn]]. Lực lượng Quốc dân Cách mệnh Quân được tổ chức tăng cường lên thành 4 [[tập đoàn quân]], lần lượt do Tưởng Giới Thạch, Phùng Ngọc Tường, Diêm Tích Sơn và Lý Tông Nhân làm Tư lệnh. Tháng 6, quân phiệt [[Trương Tác Lâm]] thối xuất ra ngoài [[Sơn Hải quan]], bị người Nhật kích bom giết chết. Quốc dân Cách mệnh Quân tiến vào [[Bắc Kinh]]. Tháng 12, [[Trương Học Lương]] tuyên bố "Đông Bắc trở cờ", quy phục chính phủ Quốc dân. Bắc phạt được xem là đã kết thúc. Mặc dù thời điểm này xem là kết thúc [[thờiThời kỳ Quânquân phiệt]], nhưng ở quy mô nhỏ hơn, các lãnh chúa quân phiệt vẫn tiếp tục hoạt động cho đến hết thập kỷ 1940.
 
===Hiện đại hóa quân đội===