Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Nhà Triệu”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 146:
Quan điểm phủ nhận tính chính thống của nhà Triệu được khởi xướng từ [[thế kỷ XVIII]] bởi học giả [[Ngô Thì Sĩ]]. Trong ''Việt sử tiêu án'', ông khẳng định nước [[Nam Việt]] là ngoại xâm, bởi [[Triệu Đà]] là [[người Hán]] và từng là tướng theo lệnh của [[Tần Thủy Hoàng]] bành trướng xuống phía Nam: "''An Dương Vương mất nước, để quốc thống về họ Triệu, chép to 4 chữ: "Kỷ Triệu Vũ Đế". Người đời theo sau đó không biết là việc không phải. Than ôi! Đất Việt [[Nam Hải quận|Nam Hải]], [[Quế Lâm quận|Quế Lâm]] không phải là đất Việt Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam. Triệu Đà khởi phát ở Long Xuyên, lập quốc ở [[Phiên Ngung (địa danh cổ)|Phiên Ngung]], muốn cắt đứt bờ cõi, gồm cả nước ta vào làm thuộc quận, đặt ra giám chủ để cơ mi lấy dân, chứ chưa từng đến ở nước ta. Nếu coi là đã làm vua nước Việt, mà đến ở cai trị nước ta, thì sau đó có [[Lâm Sĩ Hoằng]] khởi ở đất Bàn Dương, [[Hưu Nghiễm]] khởi ở [[Quảng Châu (địa danh cổ)|Quảng Châu]], đều xưng là Nam Việt Vương, cũng cho theo Quốc kỷ được ư? Triệu Đà kiêm tính Giao Châu, cũng như Ngụy kiêm tính nước Thục, nếu sử nước Thục có thể đưa Ngụy tiếp theo Lưu Thiện, thì quốc sử ta cũng có thể đưa Triệu tiếp theo An Dương. Không thế, thì xin theo lệ ngoại thuộc để phân biệt với nội thuộc vậy''".
 
*'''Các tài liệu lịch sử thời nhà Triệu:'''
Đến cuối đời, Triệu Đà đã quyết định bỏ danh hiệu Đế, quy phục nhà Hán (nhưng vẫn xưng Hoàng Đế ở trong [[Nam Việt]]). [[Triệu Đà]] viết thư nhờ [[Lục Giả]] gửi cho vua Hán, trong thư ông viết: