Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Nguyên tử”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
→‎Mức năng lượng: xóa link không khả dụng
Dòng 194:
===Mức năng lượng===
[[Tập tin:HAtomOrbitals.png|frame|phải|100px|Các hàm sóng quỹ đạo điện tử của nguyên tử hi-đrô. Các [[số lượng tử chính]] ở bên phải của mỗi hàng và [[số lượng tử xung lượng]] được cho bởi các chữ cái ở đỉnh mỗi cột.]]
Các nhà vật lý quy ước [[thế năng]] của một electron trong nguyên tử có giá trị [[số âm|âm]], và phụ thuộc vào vị trí của nó trong nguyên tử. Nó có giá trị [[cực tiểu]] khi nằm ở gần hạt nhân nhất và quy ước bằng 0 khi nó nằm xa vô cùng so với hạt nhân, hay thế năng của nó tỉ lệ nghịch với khoảng cách. Trong mô hình cơ học lượng tử, một electron liên kết chỉ có thể chiếm những trạng thái lượng tử xung quanh hạt nhân, và mỗi trạng thái tương ứng với một mức năng lượng xác định; xem [[phương trình Schrödinger|phương trình Schrödinger độc lập thời gian]] về cách giải thích lý thuyết. Mức năng lượng có thể đo bằng lượng năng lượng cần thiết để bứt electron tại trạng thái đó ra xa vô cùng, và có đơn vị [[electronvolt]] (eV). Trạng thái năng lượng thấp nhất của electron liên kết gọi là trạng thái năng lượng nền<ref>{{chú thích sách|title=The Feynman Lectures on Physics|volume=3| first1=Richard |last1=Feynman|author1-link=Richard Feynman|first2=Robert |last2=Leighton|first3=Matthew|last3= Sands |year=1965 |publisher=Addison Wesley (published 2005) |chapter=xem phần 2-5 về mức năng lượng, chương 19 về nguyên tử hiđrô}}</ref> và khi một electron chuyển dịch sang mức năng lượng cao hơn thì nó ở vào trạng thái kích thích.<ref name=zeghbroeck1998/> Năng lượng của electron tăng lên khi [[số lượng tử chính]] ''n'' tăng bởi vì khoảng cách trung bình đến hạt nhân tăng. Sự phụ thuộc năng lượng vào [[số lượng tử xung lượng]] [[số lượng tử xung lượng|ℓ]] không phải là do thế năng tĩnh điện với hạt nhân mà là bởi tương tác giữa các electron.
 
Khi một electron chuyển dịch giữa hai trạng thái năng lượng, nó phải hấp thụ hoặc phát ra một [[photon]] có năng lượng bằng hiệu giữa hai trạng thái năng lượng này.<ref>{{chú thích sách |first=Richard |last=Feynman| authorlink=Richard Feynman| title=QED: The strange theory of light and matter| year=2006| publisher=Princeton University Press| isbn=0-691-12575-9 |chapter = 3-Electrons and Their interactions}}</ref> Năng lượng của một photon tỷ lệ với [[tần số]] của nó, do đó những mức năng lượng xác định này hiện lên thành những dải phân biệt trong phổ điện từ.<ref>Fowles (1989:227–233).</ref> Mỗi nguyên tố có một phổ đặc trưng phụ thuộc vào điện tích hạt nhân, [[cấu hình electron]], tương tác điện từ giữa các electron và bởi những nhân tố khác.<ref name=martin2007/>