Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Phổ (quốc gia)”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 197:
Sau khi vua Friedrich II Đại Đế qua đời, Vương quốc Phổ trở nên suy yếu, do không có những vị vua tài ba. Với bộ máy Chính phủ Phổ do ông gầy dựng nên, nước Phổ cần phải có một ông vua kiệt xuất như ông, và do không có những ông vua kiệt xuất như vậy, nước Phổ suy yếu.<ref name="Radhey Shyam Chaurasia"/> Do vua Friedrich II Đại Đế không có con, ông truyền ngôi cho người cháu gọi ông bằng bác là vua [[Friedrich Wilhelm II của Phổ|Friedrich Wilhelm II]] - một ông vua không sáng suốt và nhìn xa trông rộng như ông. Khác với bác của mình, Quốc vương Friedrich Wilhelm II đã thi hành chính sách [[phản động]], phản [[cách mạng]] và bài bác [[Hội Tam Điểm]].<ref>John H. Zammito, ''The genesis of Kant's critique of judgment'', trang 11</ref><ref>Eric Dorn Brose, ''German history, 1789-1871: from the Holy Roman Empire to the Bismarckian Reich'', trang 26</ref><ref>James J. Sheehan, ''German history, 1770-1866'', trang 292</ref> Ông vua phản động này đã tiến hành chính sách kiểm duyệt và để đám sủng thần lũng đoạn triều chính.<ref>Adrian Johns, ''Piracy: the intellectual property wars from Gutenberg to Gates'', trang 55</ref><ref name="autogenerated4">Gerhard Ritter, ''Frederick the Great: a historical profile'', trang 154</ref> Một thời kỳ lịch sử đã qua đi sau khi vua Friedrich II Đại Đế về cõi vĩnh hằng.<ref>Gerhard Ritter, ''Frederick the Great: a historical profile'', trang 201</ref> Với sự kiện ấy, trào lưu Khai sáng xuống dốc nghiêm trọng trên đất Đức sau năm 1786, và cuối cùng cũng tan biến vào thập niên 1790. Vua Friedrich Wilhelm II trọng dụng một viên cận thần cực kỳ bảo thủ là [[Johann Christoph Wöllner]] - vốn đã bị tiên vương Friedrich II Đại Đế chê trách.<ref>Graeme Garrard, ''Counter-enlightenments: from the eighteenth century to the present'', trang 56</ref> Ông cũng sáp nhập thêm một phần Ba Lan qua các cuộc [[Phân chia của Ba Lan]] sau đó. Tuy mở rộng đáng kể bờ cõi nước Phổ, nhưng ông không có tài năng về chính trị và quân sự.<ref>[http://www.britannica.com/EBchecked/topic/218058/Frederick-William-II Fredrick William II (King of Prussia)]</ref>
 
Ông trở thành một vị vua mất lòng dân.<ref>Joseph A. Biesinger, ''Germany: a reference guide from the Renaissance to the present'', trang 392</ref> Người kế vị ông, vua [[Friedrich Wilhelm III của Phổ|Friedrich Wilhelm IIIII]] (1797-1840) tuyên bố hợp nhất giáo hội Tin Lành dòng Luther Phổ và giáo hội Kháng Cách. Quốc vương Friedrich Wilhelm III không giỏi lắm, phải lệ thuộc vào các quan đại thần.<ref name="autogenerated4"/> Nước Phổ đóng vai trò đóng vai trò chủ đạo trong [[Chiến tranh Cách mạng Pháp]]. Tuy nhiên sau [[Hòa ước Basel]] năm 1795, Phổ im hơi lặng tiếng trong hơn một thập kỉ, chỉ tham chiến một lần nữa với Pháp vào năm 1806 khi thương lượng với Pháp về vùng ảnh hưởng của Phổ ở Đức đổ vỡ. Trong lúc này, những chiến công hiển hách của Quốc vương Friedrich II Đại Đế năm xưa, vẫn còn được ghi nhớ trong lòng muôn dân Đức.<ref name="Britannica"/> Trong [[trận Jena|trận Jena-Auerstedt]], Quân đội Phổ bị quân [[Pháp]] của [[Napoléon Bonaparte]] đánh thất bại nặng nề, khiến cho vua [[Friedrich Wilhelm III của Phổ|Friedrich Wilhelm III]] (1797-1840) và Hoàng gia phải chạy sang [[Klaipėda|Memel]] tạm thời lánh nạn. Tuy nền quân chủ Phổ đã gần như sụp đổ, họ vẫn chiến đấu với sự hỗ trợ của [[Đế quốc Nga]]. Một viên tướng tài năng là [[Gerhard von Scharnhorst]] cầm đầu đạo quân Phổ tại vùng Đông Phổ, với sự hỗ trợ của Quân đội Nga đông đảo hơn ông đã đánh Pháp trong [[trận Eylau]] bất phân thắng bại.<ref>[[Peter Paret]], ''The cognitive challenge of war: Prussia 1806'', trang 83</ref> Tuy nhiên, quân Pháp đánh tan tác Quân đội Nga trong [[trận Friedland]] (1807), buộc [[Sa hoàng|Nga hoàng]] [[Aleksandr I của Nga|Aleksandr I]] phải làm hòa,<ref name="nicholas108">David Nicholls, ''Napoleon: a biographical companion'', trang 108</ref> và liên minh Nga - Phổ yểu thọ chấm dứt.<ref>Christopher M. Clark, ''Iron kingdom: the rise and downfall of Prussia, 1600-1947'', trang 308</ref> Vào năm đó, Hoàng đế Napoléon Bonaparte đến kinh thành Berlin và ca ngợi vị tiên vương Friedrich II Đại Đế. Không những Napoléon mà danh tiếng lẫy lừng của vị vua nước Phổ này cũng làm nhiều người Pháp khác thán phục.<ref>Christopher M. Clark, ''Iron kingdom: the rise and downfall of Prussia, 1600-1947'', trang 307</ref>
Trong lịch sử nước Phổ, Pháo đài Kolberg nổi tiếng là đã hứng chịu đến năm cuộc vây hãm, nổi bật hơn cả là [[Cuộc vây hãm Kolberg (1807)|cuộc vây hãm]] của quân Pháp vào năm 1807.<ref>Christopher Duffy, ''Red storm on the Reich: the Soviet march on Germany, 1945'', trang 232</ref> Tướng [[August Neidhardt von Gneisenau]] chống trả quyết liệt, với sự hỗ trợ của nhân dân yêu nước ông đã giam chân được quân Pháp.<ref>Christopher M. Clark, ''Iron kingdom: the rise and downfall of Prussia, 1600-1947'', trang 325</ref> Cuộc chống trả của Gnesenau đã giành thắng lợi, do đó ông được ban Huy chương cao quý.<ref>Harold Everett Stearns, ''Germany's military heroes of the Napoleonic era in her post-war historical drama: currents of German nationalism in recent historical plays'', trang 45</ref> Sau chiến công anh hùng này, ông nhiệt liệt hoan nghênh việc cải cách Quân đội Phổ, và trở thành một trong những viên chỉ huy xuất sắc nhất của Quân đội Phổ.<ref>James J. Sheehan, ''German history, 1770-1866'', trang 308</ref> Chiến công của Quân đội Phổ tại Kolberg đã được đưa lên màn ảnh nước Đức vào thời Đức Quốc xã sau này.<ref>Christopher M. Clark, ''Iron kingdom: the rise and downfall of Prussia, 1600-1947'', trang 661</ref>