Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Nguyễn Đình Tứ”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 59:
* Năm 1961, khi vừa tròn 30 tuổi, Nguyễn Đình Tứ đã thay mặt nhóm phát minh, báo cáo kết quả phát minh tại diễn đàn Hội nghị khoa học quốc tế ở Tây Âu.
* Về nước, ông đã dành nhiều tâm lực cho việc hình thành ngành Năng lượng nguyên tử của đất nước. Sau 5 năm, từ một phòng nghiên cứu thuộc Uỷ ban khoa học và kỹ thuật Nhà nước do ông lãnh đạo, tháng 4/1976, Viện nghiên cứu hạt nhân trực thuộc Uỷ ban khoa học và kỹ thuật Nhà nước được thành lập do ông làm Viện trưởng.
* Ông từng là Phó Chủ tịch [[Hội Vật lý Việt Nam]] (1966-1985), Phó Hiệu trưởng Trường [[Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội|Đại học Tổng hợp Hà Nội]] (tháng 7, 1971 - tháng 3, 1976), Viện trưởng [[Viện Năng lượng Nguyên tử Quốc gia]] (1976 - 1993)<ref>http://www.vinatom.gov.vn/thong-tin-chung/lich-su-phat-trien.aspx</ref>, là người đặt nền móng cho ngành năng lượng nguyên tử.

* Năm 1976 ông bắt đầu tham gia chính trường, giữ chức Thứ trưởng (tháng 4 - tháng 6, 1976) rồi Bộ trưởng [[Bộ Giáo dục và Đào tạo (Việt Nam)|Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp]] (tháng 6, 1976 - tháng 2, 1987), Viện trưởng [[Viện Năng lượng Nguyên tử Quốc gia]], Chủ nhiệm [[Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội]], Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban [[Ban Tuyên giáo Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam|Ban Khoa giáo Trung ương Đảng]].
 
* Tại phiên họp trù bị Đại hội VIII, ngày 27 tháng 6 năm 1996, ông được bầu làm Ủy viên [[Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam|Bộ Chính trị]]. Ngày 28 tháng 6, Đại hội khai mạc; 20 giờ tối hôm 28, ông qua đời đột ngột sau một tai biến bất thường. Ngày 30 tháng 6, ông vẫn được Đại hội chính thức bầu vào Bộ Chính trị. Sau đó người ta mới báo tang và làm các thủ tục tang lễ.
* Năm 2000 ông được truy tặng [[Giải thưởng Hồ Chí Minh]] về Khoa học và công nghệ cho Cụm công trình: "''Nghiên cứu tương tác của các hạt cơ bản và hạt nhân ở năng lượng cao và phát hiện phản hạt hyperon sigma âm''".