Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Gregor Mendel”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n Đã lùi lại sửa đổi của Tqsen (Thảo luận) quay về phiên bản cuối của Hugopako
Tqsen (thảo luận | đóng góp)
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 19:
 
== Tiểu sử ==
Mendel sinh ra trong một gia đình nói [[tiếng Đức]] ở [[Vražné, Nový Jičín|Hynčice]] (Heinzendorf bei Odrau) thuộc [[Đế quốc Áo (1804–1867)|Đế quốc Áo]] (nay là [[Cộng hòa Séc]]). Ông là con trai của Anton và Rosine Mendel. Họ sinh sống và làm việc trong một nông trại vốn đã được gia tộc Mendel sở hữu trong suốt 130 năm.<ref>Gregor Mendel, Alain F. Corcos, Floyd V. Monaghan, Maria C. Weber "Gregor Mendel's Experiments on Plant Hybrids: A Guided Study", Rutgers University Press, 1993.</ref> Xuất thân trong một gia đình [[nông dân]], Mendel làm việc như một thợ làm vườn, nghiên cứu về cách nuôi [[ong]]. Thuở bé, học lực của ông cũng tốt, do đó một giáo sĩ cùng quê phải để mắt đến ông. Song, ngoài việc học ông cũng phải làm việc kiếm sống, do số tiền cha mẹ cung cấp cho Mendel không được bao nhiêu.<ref name="vusta"/> Nhờ sự tiến cử của giáo viên dạy [[vật lý học|vật lý]] của ông tên Friedrich Franz, ông được nhận vào học tại [[Tu viện]] Thánh Thomas ở Brno năm 1843. Với sự hỗ trợ của Cha cố Napp, vào năm 1851 ông được gửi tới [[Đại học tổng hợp ViênWien]] để nghiên cứu, ở đây ông nghiên cứu về [[toán học]] và khoa học. Vào năm 1853, Gregor Mendel hoàn tất việc học tại ViênWien, và quay về tu viện. Khi Mendel 31 tuổi, ông đến giảng dạy tại Trường Cao đẳng thực hành Thành phố Brunn.<ref name="vusta">[http://www.vusta.vn/Temps/Home/template2/default.asp?nid=67FE Gregor Johann Mendel (1822-1884), ông tổ ngành di truyền học (00:00:00 Ngày 17/10/2008)]</ref>
 
Ông đã tiến hành nghiên cứu các quy luật tiến hóa thông qua việc trồng và nghiên cứu quy luật di truyền trên những cây đậu. Ông đã tiến hành thụ phấn một cây cao với một cây thấp và dựa trên số lượng cây con cao và thấp, ông dùng toán thống kê để tính toán ra kết quả, không chỉ vậy, ông còn thí nghiệm trên các đặc tính khác của cây. Từ đấy, ông rút ra được quy luật di truyền là khi lai một cặp bố mẹ thuần chủng có tính trạng tương phản nhau thì sẽ ra tỉ lệ là 3 cây con mang tính trạng trội và 1 cây con mang tính trạng lặn.