Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Văn hóa Phùng Nguyên”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
được 12 dòng
Đã lùi lại sửa đổi 25423216 của 14.184.116.92 (thảo luận)
Dòng 1:
Công cụ ở Phùng Nguyên, Hoa Lộc đều làm bằng đá, đồ trang sức bằng đá{{Các văn hóa cổ Việt Nam}}
'''Văn hóa Phùng Nguyên''' là một nền văn hóa tiền sử thuộc sơ kỳ [[thời đại đồ đồng]], cuối [[thời đại đồ đá mới]], cách đây chừng 4.000 năm đến 3.500 năm. Phùng Nguyên là tên một làng ở xã Kinh Kệ, huyện [[Lâm Thao]], tỉnh [[Phú Thọ]], nơi đầu tiên tìm ra các di chỉ của nền văn hóa này. [[Di chỉ khảo cổ Phùng Nguyên#Văn hóa Phùng Nguyên|Di chỉ văn hóa Phùng Nguyên]] đã được phát hiện ở Phú Thọ, [[Bắc Ninh]], [[Ninh Bình]], [[Hà Nội]], [[Hải Phòng]] và một vài nơi khác trong lưu vực [[sông Hồng]]. Tính đến năm 1998, có khoảng 55 địa điểm đã được phát hiện có di chỉ văn hóa đồng dạng với các di chỉ tại Phùng Nguyên, trong đó có 3 địa điểm có di cốt người. Ở những nơi đây, trong tất cả các hiện vật khảo cổ khai quật được thuộc nền văn hóa này, ngoài ít mẩu xỉ [[đồng]], hiện tại chưa hề tìm thấy bất kỳ công cụ bằng đồng nào. Công cụ bằng [[đá]] phổ biến và chiếm ưu thế tuyệt đối. Đồ trang sức bằng các loại [[đá]], đá bán quý, [[ngọc]] được tìm thấy nhiều, đặc biệt là các vòng đá. Ngoài đồ đá, cư dân Phùng Nguyên đã biết chế tạo đồ gốm đặc sắc từ khâu làm đất, tạo dáng cho đến hoa văn trang trí.