Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Lã Đường”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 8:
 
==Thổ hào thành Sứ quân==
Cũng giống như sứ quân [[Nguyễn Siêu]] ở bên kia [[sông Hồng]] và sứ quân [[Lý Khuê]] ở phía bắc, Lã Đường vốn là một thổ hào địa phương ở vùng Tế Giang.<ref>Nguyễn Danh Phiệt. "Nhà Đinh dẹp loạn và dựng nước". Nhà xuất bản Khoa học xã hội 1990, tr 37</ref>. Theo cuốn sách Miền quê Văn Giang của tác giả Trần Khắc Cần – Nhà xuất bản Văn Hoá Dân Tộc - 2004: Khi giải thích về nguồn gốc huyện Văn Giang thì Tế Giang là tên một con sông. Sông Tế Giang lớn. Khi nước triều lên, càng rộng, nối sông Hồng với sông Thương, Sông Cầu, là đường vận tải thuỷ chở các sản vật miền xuôi lên vùng núi Bắc Giang, Thái Nguyên và ngược lại. Vào thế kỷ X, nơi đây là vùng đất bùn lầy, quanh co, địa thế hiểm yếu. Khi nhà Ngô suy yếu, không còn khả năng kiểm soát địa phương, Lã Đường tự chiêu mộ và xây dựng lực lượng cát cứ, dựa vào địa thế hiểm yếu để cố thủ, chờ thời cơ nổi dậy.
 
Lữ Đường từng tấn công tới lãnh địa sứ quân [[Đỗ Cảnh Thạc]]. Truyền thuyết ở khu vực chùa Bối Am, thuộc phạm vi căn cứ Đỗ Động Giang xưa cho biết: Trước kia có một toán quân của Lã Đường tự Lã Tá Công, một trong [[Thập nhị sứ quân]], bị quân của sứ quân [[Đỗ Cảnh Thạc]] vây hãm trong hang núi và bị chết đói hết cả.<ref>[http://www.sinhcafe.travel/?sinhcafe=cat&cID=274&CatId=210&nID=534 Di tích Hà Tây]</ref>