Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Kỳ đà”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n clean up, replaced: → (3) using AWB
Dòng 35:
Chúng thích ngâm mình, săn mồi nơi sông suối giống như cá sấu. Kỳ đà thường sống ở những vùng rừng rú gần sông suối, khe lạch, các đầm lầy, các cù lao, các khu rừng ẩm thấp của miền nhiệt đới. Phần lớn chúng làm tổ trong những hốc cây, kẽ đá. Cũng có con đào hang hoặc chiếm dụng hang của các loài khác để làm tổ, Kỳ đà thích tối nên nó hay rúc sâu vào bên trong. Kỳ đà cũng có khả năng biến đổi màu da để thích ứng với môi trường. Trong tự nhiên, nếu nó đứng yên hoặc bám chặt trên cây, ta rất khó phát hiện.<ref name="danviet.vn">http://danviet.vn/nong-thon-moi/ky-da-de-nuoi-de-giau-to-104717.html</ref>
 
Chúng là [[loài ăn thịt]]. Trong tự nhiên, kỳ đà thường bắt chuột, bọ, ếch, nhái, rắn, lươn, cá, thằn lằn. Thỉnh thoảng, chúng còn mò cả vào các nhà ven rừng để tìm bắt gà con, vịt con. Thức ăn thích của nó lại là xác động vật đã chết và bốc mùi. Nó rất thích ăn trứng thối và cá đã ươn, đặc biệt giống với rắn hổ mang ở chỗ thích ăn cóc. Đôi khi kỳ đà cũng táo tợn ăn trộm trứng của cá sấu<ref>{{chú thích web | url = http://baodatviet.vn/khoa-hoc/the-gioi-dong-vat/ca-sau-dau-don-bi-ky-da-cuop-trung-3230568/ | tiêu đề = Cá sấu đau đớn bị kỳ đà cướp trứng | author = | ngày = | ngày truy cập = 7 tháng 2 năm 2015 | nơi xuất bản = Báo Đất Việt | ngôn ngữ = }}</ref> Tập tính của kỳ đà là hoạt động vào ban đêm. Cứ đêm nó mới mò đi kiếm ăn, còn ngày thì ngủ. Nó leo trèo cũng giỏi. Dù có ngoại hình nặng nề nhưng khi rượt đuổi con mồi, nó chạy rất nhanh. Giống với nhiều loài bò sát khác, kỳ đà có khả năng nhịn đói nhiều ngày. Tuy nhiên, khi bắt được mồi, nó sẽ ăn ngấu nghiến để tích lũy cho những ngày không có thức ăn, khi nuôi, ta có thể cho kỳ đà ăn 2-3 ngày/lần.<ref name="danviet.vn"/>
Kỳ đà sinh trưởng, phát triển mạnh sau mỗi lần lột xác (lột da). Sau mỗi lần lột da, nếu chăm sóc nuôi dưỡng tốt tốc độ tăng trưởng của kỳ đà có thể tăng lên 2 - 3 lần. Kỳ đà có thể lột da mỗi năm một lần vào khoảng tháng 8 đến tháng 10. Kỳ đà trưởng thành sau 18 tháng tuổi có thể dài 2,5 m, nặng 7 – 8&nbsp;kg và bắt đầu đẻ trứng. Trong tự nhiên, kỳ đà đẻ trứng mỗi năm một lứa, mỗi lứa 15 - 17 trứng và chỉ khoảng 35% trứng có khả năng nở con.
Dòng 172:
==Trong văn hóa==
Trong văn hóa, kỳ đà được nhắc đến qua bài ca:
* ''[[Kỳ nhông]] là ông kỳ đà, kỳ đà là cha [[tắc kè]], tắc kè là mẹ kỳ nhông''
* ''Kỳ đà cản [[mũi]]'': Ám chỉ về người gây cản trở, phá bĩnh, tạo chướng ngại