Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Oa Khoát Đài”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n clean up, replaced: → (2) using AWB
Dòng 34:
Trong thời gian trị vì của ông, người Mông Cổ đã hoàn thành việc tiêu diệt [[nhà Kim]] của người [[Nữ Chân]] (1115–1234) vào năm 1234, tiến tới việc thôn tính [[nhà Tống|nhà Nam Tống]]. Năm 1235, dưới sự chỉ huy trực tiếp của ông, người Mông Cổ bắt đầu cuộc chiến tranh thôn tính chỉ kết thúc sau 45 năm, và tạo ra kết quả là sự hợp nhất toàn bộ lãnh thổ Trung Quốc. Quân đội Mông Cổ cũng buộc Triều Tiên trở thành chư hầu, thiết lập sự kiểm soát vĩnh cửu đối với [[đế quốc Ba Tư|Ba Tư]] (do [[Chormagan]] chỉ huy) và, đáng chú ý nhất, mở rộng về phía tây dưới sự chỉ huy của hãn [[Bạt Đô]] (Ba tu) để chinh phục vùng thảo nguyên của [[Nga]]. Công cuộc chinh phục của họ về phía tây bao gồm gần như toàn bộ lãnh thổ [[Nga]] (ngoại trừ [[Veliky Novgorod|Novgorod]] trở thành chư hầu),đây là một chiến thắng lớn của Mông Cổ vì đại thắng nước Nga là việc ngay cả [[Napoléon Bonaparte|Napoléon]] và [[Adolf Hitler|Hitler]] cũng không thể làm được.Tiếp theo Oa Khoát Đài bàn kế hoạch chinh phục [[Hungary]] và [[Ba Lan]]. Các con trai của Oa Khoát Đài là [[Khoát Đoan]] (Kadan) và hãn [[Quý Do]] (Güyük) đã tấn công Ba Lan và [[Transilvania]].
 
Hãn Oa Khoát Đài đã ra lệnh xâm chiếm toàn bộ châu Âu, tiến tới vùng "Biển Lớn" ([[Đại Tây Dương]]), và chỉ có cái chết của ông đã ngăn cản việc chôn vùi đầy khả năng đối với [[Áo]], [[Đức]], [[Ý|Italia]], [[Pháp]], [[Tây Ban Nha]] cũng như các công quốc nhỏ khác tại châu Âu. Trên thực tế, các lực lượng Mông Cổ đã tiến sát tới thành [[Viên]], đã thực hiện chiến dịch quân sự ác liệt trong mùa đông chống lại Áo và Đức trong đợt tiến quân đầu tiên vào Tây Âu, khi Oa Khoát Đài chết. Nhiều nhà sử học tin rằng chỉ có cái chết của ông mới ngăn chặn sự xâm chiếm toàn bộ châu Âu. Một điều không thể nghi ngờ là sự dễ dàng khi người Mông Cổ tiêuđánh diệttan liên quân đội Đức-Ba Lan và quân thánh chiến Ki-tô giáo tại [[trận Legnica]], và hai ngày sau đó là quân đội Hungary tại [[trận Mohi]], đã không báo trước điềm may cho những lực lượng còn lại của châu Âu.
 
Sự bành trướng của người Mông Cổ trong gần như toàn bộ châu Á đại lục dưới sự chỉ huy của Oa Khoát Đài đã đem lại sự ổn định chính trị và tái thiết lập [[con đường tơ lụa]], hành trình thương mại chính giữa phương Đông và phương Tây khi đó.