Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Chính trị cánh tả”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 6:
 
==Quan điểm==
Các hệ tư tưởng thường được xem là cánh tả: [[chủ nghĩa tự do xã hội]], [[dân chủ xã hội]], [[chủ nghĩa xã hội]], [[chủ nghĩa cộng sản]], chủ nghĩa công đoàn, [[chủ nghĩa vô chính phủ]], [[chủ nghĩa cộng đồng]], một số nhóm chính trị tôn giáo,...Để xem xét cánh hữu hay cánh tả thường dựa vào đường lối thực tế hơn là hệ tư tưởng chính thức, ví dụ tư hữu hóa biểu hiện chính trị cánh hữu, cộng[[quốc hữu hóa]] là biểu hiện chính trị cánh tả, nhấn mạnh văn hóa tôn giáo là chính trị cánh hữu, văn hóa thế tục hay vô thần là chính trị cánh tả, mở rộng quyền nhiều hơn xuống tầng lớp dưới là biểu hiện chính trị cánh tả và ngược lại là cánh hữu, cắt giảm an sinh xã hội là biểu hiện chính trị cánh hữu, tăng an sinh xã hội là biểu hiện chính trị cánh tả, cấm nhập cư hay cấm kết hôn với người nước ngoài là biểu hiện chính trị cánh hữu, thông thoáng nhập cư hay cho kết hôn với người nước ngoài là biểu hiện chính trị cánh tả, thông thoáng đầu tư nước ngoài là biểu hiện chính trị cánh hữu, chú trọng bảo vệ kinh tế nội là biểu hiện chính trị cánh tả, gia tăng nhà nước kiểm soát kinh tế là chính trị cánh tả, ngược lại là cánh hữu.v.v...
 
Ở những nước đa nguyên đa đảng, cánh tả hay được sự ủng hộ của tầng lớp trung lưu lớp dưới và tầng lớp thấp trong xã hội, vì các chính sách của cánh tả thường có lợi cho họ, tuy nhiên điều này không phải là nhất quán, vì nhiều chính phủ cánh tả không thực hiện đúng lời hứa, chính sách kinh tế vấp phải thất bại, tham nhũng...Những người sùng đạo (có thể ở tầng lớp dưới) cũng không hay nghiêng về cánh tả. Trong chính sách quốc tế, cánh tả (ở các nước đa đảng) thường có xu hướng quốc tế hơn, "mềm mại" hơn, ít có tính dân tộc chủ nghĩa hơn so với cánh hữu và do đó ít có nguy cơ xảy ra chiến tranh hơn.
 
Trong thời kỳ thuộc địa, các đảng cánh tả ở chính quốc và thuộc địa thường muốn mở rộng quyền tự trị hay chấp nhận quyền tự quyết dân tộc hay đấu tranh cho phi thực dân hóa, chống chiến tranh. Năm 1974-1975 khi cánh tả lật đổ độc tài cánh hữu nắm quyền ở [[Bồ Đào Nha]] cũng trao trả độc lập cho một số nước [[châu Phi]] nhưng các đảng nắm quyền ở đó có ý thức hệ giống họ. Thời gian [[chiến tranh Việt Nam]], hầu hết các phong trào phản chiến, chống chiến tranh, chống quân dịch ở Mỹ và nhiều nước phương Tây do những người vô chính phủ, xã hội, cộng sản, Maoist phát động vì họ ảnh hưởng nhiều của chủ nghĩa quốc tế.
 
==Chú thích==