Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Họ Chồn”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 33:
Triết nâu, đã thích nghi với việc ăn thịt các loài [[bộ Gặm nhấm|động vật gặm nhấm]] nhỏ như [[chuột nhắt]] và [[chuột đồng]], có khả năng sinh sản tới 3 lần mỗi năm (đây là điều bất thường đối với các động vật thuộc bộ Ăn thịt, thông thường chúng chỉ sinh sản một lần mỗi năm) để chiếm lấy các ưu thế do sự dao động về quần thể động vật gặm nhấm. Do kích thước cơ thể nhỏ mà lại có quá trình trao đổi chất nhanh nên chúng phải ăn nhiều sau vài giờ để có thể sinh tồn, vì thế nó phải trải qua nhiều chu kỳ ngủ và thức mỗi ngày.
 
Nhiều loài trong họ này có các tuyến mùi được sử dụng để phòng vệ chống lại kẻ thù. Phát triển nhất trong số này thuộc về [[chồn hôi]], hiện nay đã được chuyển sang một họ mới là [[họ Chồn hôi]] ([http://www.dragoo.org Dragoo] và Honeycutt, 1997, Journal of Mammalology, 78(2): 426-443), mà đôi khi cũng được đưa vào trong họ này, dựa trên các phân tích [[ADN]].
 
Một vài loài chồn/rái cá có các bộ lông đẹp, được đánh giá cao trong nhiều thế kỷ—chồn vizon, chồn zibelin và chồn ecmin, tất cả đều thuộc về họ này. Điều này đã dẫn tới việc săn bắn thái quá các động vật này, đặc biệt là trong quá khứ. Một loài, [[chồn vizon biển]] (''Mustela macrodon'') ở New England và Canada, đã bị những người thợ săn/buôn bán lông chồn làm cho tuyệt chủng vào khoảng cuối [[thế kỷ 19]]. Hiện nay, một số loài khác trong họ cũng đang trong tình trạng lo ngại vì nhiều lý do khác nhau. Rái cá biển, gần như cũng đang phải chịu số phận như chồn vizon biển, hiện nay đang bị đe dọa tuyệt chủng do các vụ rò rỉ dầu và hiệu ứng phụ của việc đánh bắt cá thái quá. [[Chồn sương chân đen]], một họ hàng của [[chồn putoa châu Âu]], đang bị chịu ảnh hưởng từ sự mất dần các [[đồng cỏ]] tại châu Mỹ; còn [[chồn gulô]] cũng đang chịu sự suy giảm chậm nhưng kéo dài do sự phá hủy môi trường sống.