Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Vụ án Xét lại Chống Đảng”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Bản của Duyệt phố
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 5:
==Bối cảnh==
Vào [[tháng chín|tháng 9]] năm 1953, [[Nikita Sergeyevich Khrushchyov|Khrushchyov]] được bầu làm bí thư thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương [[Đảng Cộng sản Liên Xô]]. Tại đại hội lần thứ 20 của Đảng Cộng sản Liên Xô, ông đã đọc báo cáo về [[Về sùng bái cá nhân và những hậu quả của nó|sự sùng bái cá nhân của I.V. Stalin]]. Ông chủ trương chung sống hòa bình với thế giới Tư bản ("Các nước không cùng lập trường chính trị có thể sống chung")<ref>Theo chính sách đó, các nước cộng sản chủ nghĩa không nên đối đầu quân sự với khối phương Tây mà cần theo đuổi cạnh tranh kinh tế với khối tư bản.
</ref>. Đường lối của Khrushchyov bị Trung Quốc, dưới thời [[Mao Trạch Đông]], chống lại và gọi là "Chủ nghĩa Xétxét lại".
 
Tại Việt Nam, đảng viên cộng sản phân hóa thành hai nhóm, một nhóm chấp nhận chính sách xét lại của Khrushchev (chủ trương phải xây dựng nền tảng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc trước). Trong giai đoạn 1954-1959, theo BBC Việt ngữ, Hồ Chí Minh và Võ Nguyên Giáp ủng hộ ý kiến này<ref name=BBC1>{{chú thích báo|url=http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/story/2006/05/060510_leduan_part3.shtml |title=Kỳ 3: Cuộc đấu tranh trong nội bộ|publisher=BBC |date = ngày 10 tháng 5 năm 2006}}</ref>, vì cơ hội thi hành [[Hiệp định Genève, 1954|Hiệp định Genève]] vẫn còn. Họ hi vọng có thể thống nhất hòa bình như Hiệp định Genève quy định; ngược lại, nếu phát động đấu tranh vũ trang sẽ đẩy [[Hoa Kỳ]] nhảy vào trực tiếp tham chiến, và khi đó chẳng những sẽ thất bại mà còn làm mất lòng [[Liên Xô]]. Nhóm kia ủng hộ quan điểm của Trung Quốc, muốn tổ chức ngay chiến tranh giải phóng miền Nam, nhóm này gồm nhiều cán bộ miền Nam tập kết ra Bắc, họ nóng lòng muốn đất nước thống nhất để trở về quê hương. Đại tướng [[Nguyễn Chí Thanh]] đã từng phát biểu chỉ trích Liên Xô và nhóm "chủ hòa" rằng: ''"Chúng tôi không ảo tưởng và không đánh giá thấp Mỹ, có điều chúng tôi không sợ. Nếu ai đó cứ cho rằng kiên quyết chống Mỹ là sẽ thất bại và dẫn đến chiến tranh hạt nhân, thì chỉ còn có cách đầu hàng [[chủ nghĩa đế quốc]]".'' Trong hồi ký "Tử tù tự xử lí" của Trần Thư, ông mô tả không khí lúc bấy giờ là "tâm lý chủ chiến bao trùm xã hội miền Bắc"<ref name=BBC1/><ref>Thư Trần (1996). ''Tử tù tự xử lí''. Nhà xuất bản Văn Nghệ. ISBN 1886566178. Trang 21.</ref>