Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Trần Lãm”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 9:
 
==Bố Hải Khẩu==
Lịch sử truyền thống của vùng đất [[thành phố Thái Bình]], nơi được đặt làm trung tâm tỉnh lỵ tỉnh [[Thái Bình]] gắn liền với địa danh Bố Hải Khẩu với sự kiện sứ quân Trần Lãm chọn nơi đây để xây thành đắp lũy, lập đại bản doanh và trở thành sứ quân mạnh nhất trong thời loạn 12 sứ quân ở thế kỷ X.<ref>[http://baothaibinh.com.vn/39/24254/Ngay_ay__bay_gio.htm Kẻ Bo, Ngày ấy - bây giờ]</ref> 60 năm sau, khi nhà Lý mở mang chính sách khuyến nông, năm Mậu Dần (1038) vua Lý Thái Tông đã về Bố Hải Khẩu cày ruộng tịch điền.<ref>Sách Ðại Việt sử ký toàn thư chép: “Mùa xuân, tháng hai vua ngự ra cửa Bố Hải cày ruộng tịch điền. Sai hữu ti dọn cỏ, đắp đàn. Vua tế thần nông, tế xong tự cầm cày để muốn làm lễ tự cày. Các quan tả hữu có người can rằng: “Ðó là công việc của nông phu, bệ hạ cần gì phải làm thế” - Vua nói: “Trẫm không tự cày thì lấy gì làm xôi cúng, lấy gì cho thiên hạ noi theo”</ref>
 
Không có tài liệu để xác định rõ địa phận kiểm soát, quản lý của sứ quân Trần Lãm. Nhiều ý kiến cho rằng vào thế kỷ X, Bố Hải Khẩu là trung tâm của vùng đất phía nam sông Luộc, gồm cả vùng đất 2 tỉnh ven biển là [[Thái Bình]] và [[Nam Định]] ngày nay.<ref>[http://thaibinh.gov.vn/ct/news/Lists/Dia%20chi%20Thai%20Binh/View_Detail.aspx?ItemID=22 Thái Bình với các nhà nước thời Ngô - Đinh - Tiền Lê]</ref>