Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Ngày Julius”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 35:
| '''Ngày trong tuần''' || Thứ 2 || Thứ 3 || Thứ 4 || Thứ 5 || Thứ 6 || Thứ 7 || Chủ nhật
|}
 
==Lịch sử==
'''Số ngày Julian''' đã được dựa trên ''chu kỳ Julian'' đề xuất bởi [[Joseph Justus Scaliger|Joseph Scaliger]] năm [[1583]], vào thời [[lịch Gregorian]] mới xuất hiện:
: 15 ([[chu kỳ Thập Ngũ]]) × 19 ([[chu kỳ Meton]]) × 28 (chu kỳ Mặt Trời) = 7980 năm
Ngày [[khởi nguyên (lịch)|khởi nguyên]] của chu kỳ này là lần cuối cùng cả ba chu kỳ ở năm đầu tiên — Scaliger chọn thời điểm khởi nguyên này vì nó xuất hiện sớm hơn mọi sự kiện lịch sử và thiên văn đã biết thời đó. Scailger chọn tên Julian vì nó hợp với tên [[lịch Julian]] đang sử dụng thời ông.
 
Trong quyển ''Outlines of Astronomy'', xuất bản lần đầu năm [[1849]], [[nhà thiên văn]] [[John Herschel]] đã viết:
:Năm đầu tiên của chu kỳ Julian, cũng là năm số 1 của 3 chu kỳ thành phần, là vào năm [[4713 TCN]], và giữa trưa ngày 1 tháng 1 của năm đó, đối với [[kinh tuyến]] đi qua [[Alexandria]], là thời điểm khởi nguyên, để xác định các sự kiện lịch sử, bằng việc tính số nguyên ngày giữa thời điểm khởi nguyên và giữa trưa (đối với Alexandria) của ngày. Thiên đỉnh của Alexandria được chọn vì Ptolemy đã dựa vào nó khi đề xuất kỷ nguyên Nabonassar, cơ sở của mọi tính toán của ông.
 
Các [[nhà thiên văn]] đã chọn ngày Julian của Herschel vào cuối [[thế kỷ 19]], nhưng chọn kinh tuyến [[Greenwich]] thay cho Alexandria, sau khi Greenwich được chọn làm [[kinh tuyến gốc]] bởi một hội nghị quốc tế năm [[1884]].
 
Ngày Julian bắt đầu vào giữa trưa vì vào thời Herschel đề xuất nó, các ngày trong thiên văn học đều bắt đầu vào giữa trưa. Việc chọn thời điểm giữa trưa để bắt đầu tính ngày đã có từ thời [[Ptolemy]]. Ông đã chọn giữa trưa vì [[Mặt Trời]] đi qua kinh tuyến của người quan sát luôn vào cùng thời điểm trong mọi ngày quanh năm, khác với thời điểm [[Mặt Trời mọc]] hay [[Mặt Trời lặn]] có thể thay đổi tùy [[mùa]] đến vài [[giờ]]. Giữa đêm đã không được chọn vì nó đã không thể được tính chính xác nếu chỉ dùng [[đồng hồ nước]]. Hơn nữa, nếu ngày bắt đầu từ giữa trưa, các quan sát trong đêm có thể chỉ cần ghi vào một ngày, vì cả buổi đêm nằm gọn trong một ngày (các quan sát trong đêm của Ptolemy đều phải ghi hai ngày, theo ngày [[Ai Cập]], bắt đầu từ rạng đông, và ngày [[Babylon]], bắt đầu lúc hoàng hôn). Việc chọn mốc giữa trưa được dùng cho nhiều quan sát thiên văn đến tận năm [[1925]].
 
==Xem thêm==