Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Truyện cổ tích Việt Nam”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
ahihi
n Đã lùi lại 1sửa đổi của 42.113.199.144 (thảo luận), quay về phiên bản cuối của 27.2.65.166. (TW)
Dòng 2:
{{Văn học Việt Nam}}
'''Truyện cổ tích Việt Nam''' là những truyện truyền miệng dân gian kể lại những câu chuyện tưởng tượng xoay quanh một số nhân vật quen thuộc như nhân vật thông minh,ngốc nghếch, nhân vật dũng sĩ, người mồ côi, người em út, người con riêng, người nghèo khổ, người quái hình dị dạng và cả những câu chuyện kể về các con vật nói năng và hoạt động bình thường như con người.nó còn là chuyện từ ngày xưa chưa biết là có thật hay không.Truyện cổ tính thường mang yếu tố hoang đường, kì ảo, thể hiện ươc mơ của nhân dân ta về chiến thắng cuối cùng của cái thiện và cái ác, sự công bằng và bất công
 
Văn học dân gian là một kho chứa khổng lồ và quý giá các tư liệu về cách tư duy cổ xưa của con người và cách nhìn nhận, cách đánh giá và giải thích về tự nhiên và chính bản thân con người trong thế gới ấy. Ở đó còn bảo tồn một cách nguyên vẹn nền văn hóa Việt đậm chất nhân văn, đậm đà bản sắc dân tộc của nòi giống Rồng, Tiên, của cộng đồng cư dân làm nông nghiệp lúa nước. Từ buổi sơ sinh của thời cổ đại, con người trên khắp thế giới đã có ý thức nghiên cứu Folklore nói chung và thi pháp học Folklore nói riêng. Chính họ nhận ra những giá trị quan trọng từ công việc đậm chất khoa học và rất phức tạp này. Người có công đầu trong lĩnh vực này là Aristote, người Hi Lạp (384-322 TCN) với công trình nghiên cứu dài 26 chương, mang tên ''Peotics'' (Nghệ thuật thi ca). Đây là cánh cửa đầu tiên và hết sức mới mẻ được mở ra không những cho khoa học nghiên cứu văn học mà còn là cánh cửa cho mĩ học và triết học. Sau Aristote đến lượt Viecgin người La Mã cổ đại (70-19 TCN) đã phân chia ngôn ngữ thi ca dân gian thành ba loại: loại mang phong cách cao quý, loại mang phong cách vừa phải và loại mang phong cách thấp và đương nhiên mỗi phong cách khác nhau sẽ có đặc điểm khác nhau và phục vụ một đối tượng khác nhau. Ở Trung Hoa thời cổ đại cũng xuất hiện nhiều công trình nổi tiếng, nghiên cứu về thi pháp học như: ''Văn tâm điêu long'' của Lưu Hiệp, ''Thư gửi Nguyên Chuẩn'' của Bạch Cư Dị, ''Tùy viên thi thoại'' của Viên Mai. Ở Việt Nam, việc nghiên cứu Folklore và thi pháp Folklore muộn hơn với công trình mang tên ''Vân đài loại ngữ'' của Lê Quý Đôn (1726-1784) là dấu ấn quan trọng mở đầu cho ngành khoa học hấp dẫn này ở Đất nước hoa Sen - một dân tộc có nền Văn học dân gian phát triển. Càng về sau khoa học này càng thu hút sự say mê nghiên cứu và cống hiến của các nhà khoa học Folklore. Những công trình nghiên cứu của họ, khi được công bố là ánh đèn soi rọi, làm bừng sáng cả một kho tàng kiến thức vô giá về mọi mặt cuộc sống và cả về văn hóa.
 
Để phân chia các loại nhân vật trong tác phẩm văn học nói chung và truyện kể dân gian nói riêng, ta dựa vào nhiều tiêu chí khác nhau. Mỗi tiêu chí khác nhau sẽ cho ta một cách phân loại và được các kiểu nhân vật khác nhau. Dựa trên cơ sở '''đánh giá vai trò của nhân vật''' trong việc triển khai cốt truyện, ta có thể chia nhân vật thành các loại sau:
 
Nhân vật chính, nhân vật chính đóng vai trò chủ đạo xuất hiện nhiều trong tác phẩm, trong câu chuyện liên quan đến các sự kiện chủ yếu của tác phẩm là cơ sở để tác giả triển khai đề tài của mình.
 
Nhân vật trung tâm là các nhân vật xuất hiện từ đầu đến cuối tác phẩm về mặt ý nghĩa, nó là nơi quy tụ mọi mâu thuẫn của tác phẩm thể hiện vấn đề trung tâm của tác phẩm ấy.
 
Nhân vật phụ, là những nhân vật thể hiện tính cách hoặc chỉ thấp thoáng trong tác phẩm để làm nổi bật nhân vật chính.
 
'''Căn cứ vào tác động của nhân vật đối với sự phát triển của xã hội gắn với những đối kháng mâu thuẫn trong tác phẩm''' ta có các kiểu nhân vật sau:
 
Nhân vật chính diện, nhân vật mang vẻ đẹp lý tưởng, quan điểm tư tưởng đạo đức tốt đẹp được khẳng định, được đề cao như một tấm gương về phẩm chất cao đẹp của con người.
 
Nhân vật phản diện, là nhân vật có tính cách xấu đáng bị lên án, đáng phủ nhận và triệt tiêu.
 
Nếu lấy '''cấu trúc nhân vật''' làm tiêu chí, ta có các kiểu nhân vật sau:
 
Nhân vật chức năng, là loại nhân vật không có đời sống nội tâm đặc điểm cố định từ đầu đến cuối tác phẩm. Nó tồn tại trong tác phẩm chỉ nhằm một số chức năng nhất định nào đó mà thôi.
 
Nhân vật loại hình, là kiểu nhân vật tập trung những phẩm chất, đặc điểm của một loại người tiêu biểu nhằm khái quát chung về tính cách điển hình.
 
Nhân vật bản thể, là kiểu nhân vật phức tạp có cá tính nổi bật, thường có những mâu thuẫn nội tại có những chuyển biến phức tạp. Nó vừa đáng ghét, vừa đáng thương, vừa lương thiện lại cũng vừa độc ác...
 
Sau đây, chúng tôi đi vào nghiên cứu các kiểu nhân vật theo quan điểm của khoa học nghiên cứu thi pháp Folklore.
 
'''1. Kiểu nhân vật thần thoại'''
 
Nhân vật trong thần thoại là thần, hầu hết có nguồn gốc từ thiên nhiên. Họ là “''lời giải thích''” cho chính nguồn gốc mà họ sinh ra. Thần trụ Trời giải thích về sự hình thành của trời đất. Thần Mặt Trăng giải thích tại sao mặt trăng lại mát dịu hơn mặt trời. Thần Mưa, Thần Gió giải thích tại sao lại có hiện tượng mưa, gió. Thần Sông giải thích cho sự hình thành của sông...Đây là những nhân vật thần thoại đầu tiên có trong những câu truyện cổ tích đầu tiên về tự nhiên. Chính vì thế người ta gọi kiểu nhân vật này là nhân vật suy nguyên trong thần thoại suy nguyên.
 
Nhân vật thần thoại có tầm vóc và hành động phi thường mang tầm cỡ vũ trụ. Để xây dựng típ nhân vật này, tác giả dân gian đã tận dụng tuyệt đối trí tưởng tượng bay bổng của mình và sử dụng biện pháp nghệ thuật thần thánh hóa và nhân cách hóa các hiện tượng tự nhiên. Đây là biện pháp nghệ thuật bắt nguồn từ thế giới tâm linh hoàn toàn biệt lập với những quy luật và kiến thức khoa học tự nhiên cho nên nó mang tính “vô thức” một cách thuần khiết. Người ta cho rằng tất cả mọi thứ, mọi sự vật trong thiên nhiên đều có thần, có hồn, có ý thức và có một khả năng phi phàm hơn hẳn cong người. (Không phải thần thánh sinh ra con người mà con người đã sáng tạo ra thần thánh bằng chí tưởng tương ngây thơ của mình).
 
“''Câc nhân vật có nguồn gốc thiên nhiên, vũ trụ không có hình hài rõ ràng, vô hạn định, hành động của thần thì biến hóa khôn lường, đi mây về gió, thoắt biến, thoắt hiện, hành động của thần là nguyên nhân của các hiện tượng tự nhiên. Hành động đó vừa có yếu tố thực vừa có yếu tố hoang đường. Yếu tố thực lấy từ các hoạt động của con người, yếu tố hoang đường là màu sắc thần thánh là cách lý giải ngây thơ về các hiện tượng tự nhiên, xã hội''” (TS. Lê Đức Luận).
 
Hệ thống nhân vật thần thoại được nhấn chìm trong không gian huyền thoại, cổ kính và thiêng liêng với các tên gọi mang tầm vóc vũ trụ bao la như: Thần Mặt Trời, Thần Biển, Thần Núi...hoặc các tên goi đã được Hán hóa hoặc Nho giáo hóa như: Ngọc Hoàng, Nữ Hoàng...Hệ thống nhân vật thần thoại với những đặc điểm kỳ ảo mãi mãi là sự quyến rũ mạnh mẽ, sự kích thích khám phá trong say đắm của thế giới tuổi thơ nói riêng và sự tìm hiểu say mê của con người nói chung.
 
'''2.Nhân vật truyền thuyết'''.
 
Tìm hiểu nhân vật truyền thuyết, ta thấy cách xây đựng nhân vật có sự chuyển biến dần từ thần sang người. Điều này có thể được bắt nguồn từ cách nhìn nhận về tự nhiên và con người đã có sự thay đổi, bước đầu phát hiện ra bản chất và khoa học hơn. Nhân vật chính trong truyền thuyết chủ yếu là người và nhân vật bán thần (Nửa thần), nhân vật phụ có thể là người, là thần, bán thần vô cùng đa dạng và phong phú. Để tiện lợi trong việc tìm hiểu và theo dõi, có thể chia nhân vật truyền thuyết thành các tiểu loại sau:
 
'''''a. Tiểu loại nhân vật truyền thuyết khởi nguyên và anh hùng văn hóa'''''
 
Nhân vật khởi nguyên giải thích về nguồn gốc và quá trình hình thành các thị tộc, bộ tộc, bộ lạc, gia tộc, các làng xã, các thủy tổ của các làng nghề thủ công truyền thống. Tiến sĩ Lê Đức Luận cho rằng: “''Đặc điểm loại nhân vật này là nhân vật bán thần trong truyền thuyết “Lạc Long Quân và Âu Cơ”, “Sơn Tinh Thủy Tinh''” đây là hai nhân vật không rõ hình hài, tính cách thì người nhưng hành động thì thần. Đây là nhân vật mang ảnh hưởng của kiểu nhân vật thần thoại. Nhân vật trong thần thoại sử thi được kết cấu trong hệ thống môtip: 1. Môtip hồng thủy: Mưa, lụt - Đôi trai gái sống sót sinh đẻ (Đẻ đất đẻ nước), lũ lụt - đôi Nam, Nữ đẻ ra các dân tộc (Quả bầu mẹ). 2. Môtip người khổng lồ kiến tạo: Cây - Người - Trời đất hoặc cây - Người khổng lồ - Chim - Trứng - Nhiều người. 3. Môtip cây vũ trụ: Sự xuất hiện (Sự chết - Sự phục hồi (Đẻ đất đẻ nước)). Đây là môtip thuộc bộ phận truyền thuyết suy nguyên về nguồn gốc loài người và bộ lạc. Lớp truyền thuyết suy nguyên về nguồn gốc con người và các tộc người. Đó là Tô Tem Giáo và Bái Vật Giáo, đối với người Việt vật tổ là con rồng (Long), con Nêga của người Khơme, con NaGaRy của người Chăm, con Ngược của người Thái...Đây là hình thức sơ khai của tôn giáo nguyên thủy về thần và vật linh, vật tổ. Nhân bản người rồi thần thánh hóa con người là con đường nghệ thuật của truyền thyết suy nguyên”.
 
Đối với nhân vật anh hùng văn hóa trong truyền thuyết, E. M. Meletinsky cho rằng: “''Việc diệt trừ quái vật, yêu ma, việc tạo ra con người, dậy nghề và nghệ thuật cho họ, tạo ra các phong tục, trật tự các sông ngòi, biển cả, tạo ra khí hậu...đã thuộc vào những hoạt động quan trọng nhất của anh hùng văn hóa''”. Thông qua nhân vật anh hùng văn hóa, huyền thoại giải thích những cái trước đây chưa hề có, xa lạ với con người hoặc những thứ mà con người chưa đủ khả năng để giải thích về nó. Các nhân vật trong truyền thuyết có khả năng điều chỉnh môi trường tự nhiên và xã hội.
 
Trong truyền thuyết của dân tộc việt, tiêu biểu cho kiểu anh hùng văn hóa là Lạc Long Quân, Âu cơ...họ là những nhân vật khai sáng, là thủy tổ của loài người. Mẹ Âu Cơ sinh ra đồng bào ta trong bọc trứng, Lạc Long Quân tiêu diệt Ngư Tinh, Mộc Tinh...cứu sống con người và dạy cho họ biết cách làm ăn, sinh sống.
 
'''''b. Tiểu loại nhân vật anh hùng lịch sử'''''
 
`        Nhân vật anh hùng lịch sử trong truyền thuyết là những con người có thật trong lịch sử. Họ là những con người tự bản thân không có sức mạnh phi thường như thần linh nhưng họ có sức mạnh từ thần linh, được thần linh trợ giúp như: Lê Lợi, An Dương Vương. Bên cạnh các nhân vật là người như: Bà Trưng, Bà Triệu, Lê Lợi, An Dương Vương thì Thánh Gióng là nhân vật đậm màu sắc huyền thoại. Gióng mang trong mình sức mạnh phi thường của thần linh.
 
Các nhân vật lịch sử được xây đựng trước thời đại Hùng Vương còn xa lạ với đời sống con người nhưng càng về sau này, họ càng được xây dựng một cách gần gũi với nhân dân hơn, đời thường hơn. Công trạng của họ cũng là một phần công trạng của nhân dân, họ được nhân dân yêu mến, gần gũi, kính trọng và bảo vệ mỗi khi gặp nguy hiểm. Tiểu hệ thống nhân vật này được xây đựng trên cơ sở thần thánh hóa các hiện tượng tự nhiên và con người. Nhân vật có khi là thần như Thánh Gióng, có khi là vật thần như Ngựa Sắt, Thần Kim Quy, có khi là con người nhưng đã được thần thánh hóa như Lạc Long Quân, Âu Cơ, Sơn Tinh, Thủy Tinh...
 
Với những đặc điểm như đã trình bày, ta thấy nhân vật truyền thuyết đã gần gũi với con người hơn, người hơn và đậm đà tính nhân văn hơn.
 
'''3. Nhân vật sử thi'''
 
Nhân vật chính trong sử thi được xây đựng trên nguyên tắc triệt tiêu tuyệt đối những đặc điểm cá thể, tính cách cá nhân. Họ là những nhân vật tiêu biểu cho cả cộng đồng, bộ lạc, bộ tộc. Họ chính là hình tượng thể hiện những ước mơ, khát vọng của cộng đồng, ở họ là sự tập hợp tất cả những gì tốt đẹp nhất, ưu việt nhất. Điều này thể hiện mơ ước của bộ lạc, bộ tộc có được người đứng đầu người lãnh đạo xứng đáng để dìu dắt họ vượt qua những khó khăn trong cuộc sống và trong đấu tranh trống lại kẻ thù. Biện pháp khái quát hóa, lý tưởng hóa được sử dụng triệt để trong việc xây đựng nhân vật sử thi. Nhân vật trung tâm trong sử thi là nhân vật anh hùng, anh hùng văn hóa, anh hùng chiến trận. Trong các sử thi lớn, thường có một hệ thống nhân vật “hoành tráng” với nhiều lớp người, nhiều thế hệ trùng điệp. Tiêu biểu nhất là sử thi thần thoại “Đẻ đất đẻ nước” có đến sáu thế hệ, mỗi thế hệ là một lớp nhân vật.
 
Xem sơ đồ sau:
 
Thế hệ 1:                          
{| class="wikitable"
|'''Thế hệ hỗn mang'''
|-
|Ông Thu Tha + Bà Thu Thiên
|}
 
Thế hệ 2:
 
{| class="wikitable"
|'''Thế hệ thiên sinh'''
|-
|Dạ Dần
|}
 
Thế hệ 3:
 
{| class="wikitable"
|'''Con của Dạ Dần'''
|-
|Bướm Bạc và Bướm Bồ
|}
 
Thế hệ 4:
 
{| class="wikitable"
|'''Con của Bướm Bạc, Bướm Bồ + Tiên'''
|-
|
{| class="wikitable"
|Cun
Khủng
Lăng
|Cun
Khủng
Tập
|Cun
Khủng
Tồi
|Trứng
ChimTùng
Chim Tót
|}
|}
 
Thế hệ 5:
{| class="wikitable"
|'''Con của chim trống và chim mái'''
|-
|
{| class="wikitable"
|Thần Chớp, Mây, muôn vật trần gian
|Người nói tiếng các dân tộc
( Dịt Dàng, Lăng Cun Khủng, Lang Cun Cần)
|}
|}
Thế hệ 6:
 
{| class="wikitable"
|'''Con của Lang Cung Cần'''
|-
|
{| class="wikitable"
|Cun Tồi
|Cun Tàng
|Cung Khủng
|Tóng
Ín
|}
|}
 
Theo giáo sư Phan Đăng Nhật: “''Phương pháp hiện thực theo tổng loại, một phương pháp phổ biến của Folklore, khác với phương pháp điển hình hóa cá thể là phương pháp của chủ nghĩa hiện thực trong văn học thời cận hiện đại''”. Điều này làm cho nhân vật chính trong các sử thi anh hùng chiến trận được xây dựng với “''những phẩm chất cao quý là lòng dũng cảm, xã thân vì cộng đồng trong cuộc chiến đấu chống lại kẻ thù và chinh phục thiên nhiên. Con người anh hùng có vẻ cường tráng của thể chất. Nhân vật anh hùng là hiện thân của ý chí và sức mạnh cộng đồng. Đó là hình tượng khái quát hóa và trìu tượng hóa''”.
 
Đặc điểm chung của nhân vật anh hùng trong sử thi là đẹp đẽ, dũng cảm, oai hùng, sang giàu, có sức mạnh phi thường và có những hành động không thể ngờ tới như: bắt Nữ Thần Mặt Trời, buộc ông Trời phải làm theo ý mình, chặt cây thần... Trong số nhiều anh hùng thường xuất hiện một anh hùng kiệt xuất hơn cả. Đó là người anh hùng có thể làm được một cách rất dễ dàng những việc mà người anh hùng khác không làm được hoặc làm được một cách vất vả trong một thời gian dài hay phải nhờ sụ trợ giúp từ thần linh, từ cộng đồng. Điều này thể hiện sự phân cấp, tài năng và thứ bậc của các anh hùng không đựa vào tuổi tác, cương vị trong gia đình mà phụ thuộc vào chính những khả năn tự bản thân của mỗi người anh hùng.
 
Trong sử thi còn có các nhân vật là nữ và nhân vật thần. Họ không phải là nhân vật chính mà thường là nhân vật phụ. Các nhân vật này có một vai trò nhất định trong tiến trình phát triển của cốt truyện và của nhân vật chính. Nhân vật nữ thường là những cô gái đẹp và giàu sang, họ là nguyên nhân của những cuộc chiến tranh giành người đẹp giữa các bộ lạc, bộ tộc, cộng đồng. Người anh hùng nào giành được người đẹp thì càng trở nên có quyền lực, hùng mạnh, giàu sang hơn. Nhân vật thần thường sống lẫn lộn và gần gũi với con người, thường xuất hiện và giúp đỡ con người khi gặp phải những khó khăn, nguy hiểm trong cuộc sống và trong chiến đấu.
 
Cũng cần chú ý rằng, hệ thống nhân vật trong sử thi anh hùng có một vài khác biệt so với nhânh vật sử thi thần thoại (Sử thi lịch sử). Nhân vật trong sử thi anh hùng không có nhiều lớp người, nhiều thế hệ người so với trong sử thi thần thoại. Tuy vậy lại có một tập thể người đông đảo trong cùng một cộng đồng, một làng bản cùng gánh vác gánh nặng với nhân vật anh hùng. Nhân vật trung tâm là anh hùng chiến đấu và anh hùng lao động.
 
'''4. Nhân vật cổ tích'''
 
Trong truyện cổ tích, hệ thống nhân vật đa dạng, phức tạp và mang tính hiện thực rõ rệt hơn so với nhân vật thần thoại và truyền thuyết. E. M. Melelinsky cho rằng: “''Nhân vật trong truyện cổ tích không có sức mạnh ma thuật vốn có ở nhân vật huyền thoại. Nhân vật có sức mạnh nhờ sự bảo trợ đặc biệt của các thần. Về sau các sức mạnh thần kỳ đó nói chung như đã bị loại khỏi nhân vật và ở mức độ nhất định, chúng hoạt động thay cho nhân vật”''. (Thi pháp huyền thoại - Trần Nho Thìn dịch) Nhân vật trong các kiểu truyện cổ tích khác nhau được xây dựng khác nhau.
 
'''''a. Nhân vật cổ tích thần kỳ'''''
 
Tùy thuộc vào cách kết thúc khác nhau của mỗi câu truyện cổ tích thần kỳ mà có các kiểu nhân vật khác nhau. Loại nhân vật trong truyện cổ tích thần kỳ kết thúc có hậu theo lý tưởng đổi đời của nhân vật chính với nhiều môtip khác nhau:
 
- Môtip nhân vật có tài lạ.
 
- Môtip nhân vật mồ côi ở với gì ghẻ và em cùng cha khác mẹ (Truyện Tấm cám).
 
- Môtip nhân vật mồ côi ở với anh hoặc chú (Cây Khế).
 
- Môtip nhân vật nghèo khổ đi làm thuê cho địa chủ hoặc phú ông (Cây tre trăm đốt, Sự tích con khỉ).
 
- Môtip nhân vật mồ côi là dạng nhân vật tráng sĩ (Thạch Sanh).
 
- Môtip nhân vật mồ côi có hình dạng xấu xí (Sọ Dừa, Lấy vợ Cóc, Lấy chồng Dê).
 
Nhân vât cổ tích thần kỳ có sự phân biệt rõ ràng thành hai tuyến đối lập nhau. Tuyến thiện (Tuyến chính nghĩa, Tuyến tốt) Tuyến ác (Tuyến gian tà, Tuyến xấu). Các nhân vật ở hai tuyến được xây dựng một chiều, đã tôt là tốt tuyệt đối từ đầu cho đến cuối. Ngược lại đã xấu là xấu một cách độc địa từ lúc đầu cho đến mãi khi kết thúc, “''không biết đến sự thay đổi, sự phát triễn của tính cách nhân vật. Nhân vật xuất hiện trong truyện cổ tích từ bắt đầu bằng những nhân cách nào thì nó sẽ tồn tai đến cuối truyện với những nhân cách đó''”. Nhân vật thường không có tính cách cá nhân, các nhân vật trong cùng tuyến có bản chất giống nhau, tính cách gần giống nhau và có số phận cũng như kết cục gần giống nhau. Nhân vật cổ tích thần kỳ là nhân vật chức năng, chúng được sắp xếp theo một mạch cốt truyện để thực hiện chức năng chuyển tải một thông điệp nào đó. Tuy nhiên, đối với những truyện cổ tích trung gian thì nhân vật không được xây dựng theo hai tuyến thiện - ác rõ ràng.
 
Trong truyện cổ tích thần kỳ có kiểu nhân vật kỳ diệu hoặc vật kỳ diệu. Họ là Tiên, Bụt, Giàng, Rùa Vàng, Ngựa Sắt...luôn đứng về tuyến nhân vật thiện để che chở, giúp đỡ mỗi khi họ gặp khó khăn hay nguy hiểm.
 
'''''b. Nhân vật cổ tích hiện thực''''' (Cổ tích sinh hoạt)
 
Nhân vật cổ tích hiện thực không có sự đối lập giữa hai tuyến thiện và ác. Không có sự đối kháng, loại trừ nhau mà chỉ là sự đối lập về tính cách, về trí tuệ giữa một bên là người ngờ nghệch, ngốc nghếch, đần độn (Thường là người chồng) với một bên là người quá thông minh, nhanh nhẹn (Thường là người vợ). Kết thúc truyện thường dẫn đến cái chết của nhân vật ngốc nghếch với những nguyên nhân rất buồn cười như chết đuối, trâu húc, ngã cây...Cũng có thể nhân vật ngốc nghếch được dạy dỗ, (được vợ dạy dỗ) hay vì một sự may mắn ngẫu nhiên nào đó mà nên người.
 
Nhân vật cổ tích hiện thực thường được xây dựng với các típ sau:
 
- Nhân vật tài năng nhưng bất hạnh (Trương Chi).
 
- Nhân vật đức hạnh có người vợ hoặc người chồng tình nghĩa (Gái ngoan dạy chồng, Giết chó khuyên chồng, Mài dao dạy vợ).
 
- Nhân vật đức hạnh có người bạn tốt, người dân trung thực (Trọng nghĩa khinh tài, Người ăn mía và người chủ vườn).
 
-Nhân vật xấu xa và người vợ hoặc người chồng bất nghĩa hay đứa con bất hiếu, kẻ lừa đảo (Đồng tiền Vạn Lịch, Tiếc gà chôn mẹ, Dì phải thằng chết trôi tôi phải đôi sấu sành).
 
'''''c. Nhân vật cổ tích sự tích'''''
 
Nghệ thuật xây dựng nhân vật cổ tích sự tích là nghệ thuật lý tưởng hóa như đã thấy ở truyện cổ tích thần kỳ. Điều thú vị là ở truyện cổ tích thần kỳ thì nhân vật chỉ được xây dựng ở những đặc điểm chung nhất, tiêu biểu nhất cho cả cộng đồng mà triệt tiêu những đặc điểm cá nhân. Ngược lại nhân vật trong truyện cổ tích lại là những nhân vật cá thể với những đặc điểm riêng, tính cách riêng. Ở họ là những sinh hoạt rất đời thường, những sai lầm và cách xử sự trước cuộc sống và con người cũng rất đời thường.
 
Nhân vật cổ tích sự tích không có sự phân tuyến thiện ác, giữa họ là các mối quan hệ ràng buộc và ứng xử với nhau nhưng không có nhân vật tốt cũng không có nhân vật xấu, các nhân vật đều có những sai lầm và những điều rất đáng yêu, đáng quý, cảm động và đáng trân trọng. Cách xây đựng nhân vật này rất giống với cách xây dựng nhân vật trong văn học hiện đại, các nhân vật trong truyện cổ tích thần kỳ giống với kiểu nhân vật bản thể trong văn học hiện đại. Họ là những nhân vật giống như những con người thực ngoài đời sống thực. Ở họ vừa có sự dữ tợn lại vừa là người hiền lành yếu đuối, vừa nhẫn tâm lại vừa lương thiện, vừa thông minh cũng lại vừa ngu dốt, vừa đáng ghét lại vừa đáng thương.
 
Nhân vật cổ tích sự tích được xây đựng để ngợi ca, để phê phán. Thông qua các nhân vật trong ''Sự tích Trầu Cau và Vôi, Sự tích con Sam'' ca ngợi tình cảm thủy chung, son sắc của vợ chồng và tình cảm anh em thắm thiết yêu thương. ''Sự tích chim Quốc'' ca ngợi tình bạn gắn bó bền chặt. ''Các Truyện Sự tích con muỗi, Sự tích Dã Tràng'' phê phán thói bạc tình, phản trắc của người vợ. ''Sự tích chim Đa Đa'' phê phán những người làm cha, làm mẹ nhưng độc ác, nhẫn tâm...
 
Khi kết thúc, nhân vật chính đều dẫn hoặc bị dẫn đến cái chết và hóa thân. Những nhân vật tốt khi chết được tự hóa thân, nhân vật xấu bị hóa thân, đây là một cách trừng phạt cho những hành động xấu của nhân vật. Tuy vậy cũng có nhiều nhân vật hóa thân không phải tự hóa thân hay bị trừng phạt phải hóa thân mà vì hoàn cảnh, vì những khó khăn, bất lợi tác động đến, dẫn đến sự hóa thân. Nhân vật cổ tích sự tích được cho là tốt hay xấu phải “''xét trên quan hệ ứng xử và tiêu chuẩn đạo đức truyền thống chứ không phải là trên phương diện khái quát thành bản chất giai cấp như truyện cổ tích thần kỳ. Nhân vật tốt hoàn toàn không được lý tưởng hóa, nghĩa là không tốt tuyệt đối và hoàn hảo như nhân vật trong cổ tích thần kỳ. Họ có những sai lầm nào đó mà chính điều đó lại dẫn đến cái chết thương tâm....Ngay những nhân vật xấu, họ cũng không xấu đến tàn ác''” (TS. Lê Đức Luận).
 
'''''d. Nhân vật cổ tích loài vật'''''
 
Thế gới nhân vật trong truyện cổ tích loài vật chỉ là những con vật trong đó có cả những con vật đã được con người thuần hóa và những con vật hoang dã. Chúng được xây dựng trên cơ sở của sự nhân cách hóa lài vật nhằm lý giải những đặc điểm sinh vật và thói quen trong sinh hoạt của chúng. Nhưng vấn đề không dừng lại ở đây, nói về loài vật nhưng không đơn thuần là dừng lại ở loài vật mà dùng loài vật để nói chuyện của loài người, cách ứng xử trong đời sống và xã hội của loài người.
 
Theo Lê Trường Phát: “''Hình ảnh các con vật cùng mối quan hệ giữa chúng vừa phải giống chúng tồn tại ngoài đời thưc, nghĩa là trong cái thế giới hoang dã của chúng, vừa mang theo đặc tính của con người và mối quan hệ giữa người với người''”. Điều này làm cho các nhân vật chính trong truyện cổ tích loài vật có tính chất hai mặt: mặt “tự nhiên” tức là giống những con vật thật ngoài đời (Vật nuôi), ngoài tự nhiên (vật hoang dã), lại vừa mang tính “xã hội” nghĩa là lại vừa giống với những bản chất khác nhau của các hạng người trong xã hội.
 
Tìm hiểu nhân vật cổ tích là một công việc thú vị và hấp dẫn, thông qua hệ thống nhân vật này, ta thấy cách xây đựng nhân vật trong truyện cổ tích có nhiều phát triễn tiến bộ. Hình tượng nhân vật người hơn, đời hơn nên nhân văn hơn. Cách xây dựng nhân vật mang tính chất đa diện là một biểu hiện rõ nhất của điều này, làm cho nhân vật vừa tốt lại vừ xấu, vừa tích cực lại cũng vừa tiêu cực như chính bản thân cuộc sống vậy.
 
'''5. Nhân vật truyện thơ'''
 
Nhân vật truyện thơ được xây dựng bằng bút pháp hiện thực, hình ảnh tính cách và những tình huống ứng xử, những xung đột của các nhân vật đều được lấy từ hiện thực cuộc sống chứ không phải được tưởng tượng ra theo bút pháp lãng mạn, thần thánh hóa. Nhân vật truyện thơ có tính cách, có lai lịch và tên tuổi rõ ràng như một con người đang tồn tại thực ở đâu đó trong cuộc sống.
 
Theo Tến sĩ Lê Đức Luận: “''Nhân vật trong truyện thơ có hai dạng. Dạng thứ nhất là nhân vật tự bạch. Ngôi thứ nhất, cái tôi trữ tình và dạng thứ hai là ngôi thứ ba nhân vật được nhắc đến của người kể chuyện. Dạng thứ nhất nhân vật trữ tình tự bạch là dạng nhân vật tâm trạng. Trong truyện thơ Vượt Biển (Còn có tên là Pha Thuyền), tác giả dân gian để cho nhân vật tự kể về đời mình''”:
 
''“Tôi thấy cay cho phận tôi lắm''
 
''Tôi thấy đắng cho phận tôi nhiều”...''
 
Dạng thứ hai là nhân vật qua lời kể của tác giả. Dạng này có hai loại, loại thứ nhất là nhân vật tâm trạng - trữ tình. Tác giả nhập thân vào hai nhân vật nam và nữ để thể hiện vai giao tiếp. Đây là lời chàng trai nói với người yêu đi lấy chồng trong “Tiễn dặn người yêu”:
 
''“Xin hãy cho anh kề vóc mảnh''
 
''Quấn quanh vai ủ lấy hương người''
 
''Cho mai sau lửa xác đượm hơi''
 
''Một lát bên em thay lời tiễn dặm”...''
 
Loại thứ hai là nhân vật tự sự - trữ tình. Đây là nhóm truyện thơ thừa kế truyện cổ dân gian. Nhân vật được phản ánh với nhiều mối quan hệ, với nhiều nhân vật chứ không phải như loại nhân vật trữ tình- tâm trạng chỉ xoay quanh quan hệ với người yêu là chủ yếu.
 
'''6. Nhân vật ngụ ngôn'''
 
Nhân vật ngụ ngôn phần nhiều là loài vật như nhân vật cổ tích nhưng cách xây đựng nhân vật cũng như bản chất của nhân vật ngụ ngôn thì hoàn toàn khác hẳn so với nhân vật cổ tích. Nhân vật ngụ ngôn là nhân vật được xây đựng bằng phương pháp giả tưởng, chúng được dựng lên từ đặc tính riêng của mỗi loài vật hoặc từ tính cách, đặc điểm, hoàn cảnh của một nhóm người, một hạng người nào đó trong xã hội. Nhân vật ngụ ngôn là vật, cũng có khi là người nhưng dù là vật hay là người thì nó cũng chỉ được xây đựng nên nhằm mục đích truyền tải, phản ánh một ý đồ một thông điệp đã được định sẵn của tác giả dân gian chứ hoàn toàn không hề có ý nói lên đặc điểm cấu tạo hay thói quen trong sinh hoạt của loài vật hay xây dựng chân dung một con người.
 
Tác giả dân gian luôn gán cho mỗi nhân vật ngụ ngôn một tính cách hoàn toàn xa lạ với sự thật, với bản chất của nó mà nó phải nhận về mình một đặc điểm, một tính cách, một bản chất của một loại người nào đó trong xã hôi. Khi xây đựng nhân vât ngụ ngôn, tác giả dân gian luôn phải chịu sự chi phối của một yêu cầu là những đặc điểm những tính cách của con vật phải được mọi người từ trước đến nay đều biết đến và đều công nhận nó. Tức là phải dựa trên những quan niệm chung của con người về đặc điểm của các loài vật như :
 
- Cọp thì dữ dằn, độc ác, nhẫn tâm.
 
- Cáo thì xảo quyệt, gian manh.
 
- Khỉ thì thông minh, lanh lợi.
 
- Thỏ thì nhút nhát.
 
- Chuột thì hôi thối, bẩn thỉu.
 
- Cá Sấu thì đạo đức giả.
 
Truyện ngụ ngôn là truyện kể có tính chất thế sự, dùng cách ẩn dụ để thuyết minh cho một chủ đề luân lý, triết lý một quan niệm nhân sinh hay một nhận xét về thưc tế xã hội. Nhân vật ngụ ngôn được xây đựng để phục vụ cho những mục đích ấy. Điều này làm cho nhân vật ngụ ngôn có những đặc điểm khác biệt hoàn toàn so với nhân vật cổ tích.
 
'''7. Nhân vật truyện cười và giai thoại'''
 
'''''a. Nhân vật truyện cười'''''
 
Nhân vật truyện cười thường không được xây dựng với những đặc điểm ngoại hình, tính cách rõ ràng, cụ thể như các kiểu nhân vật khác. Tác giả dân gian chỉ tập trung vào khai thác những chi tiết, những hành động, lời nói tiêu biểu nhằm mục đích gây cười. Đó có thể là một lời nói một hành động, một hành vi ứng xử, một thói hư hay cũng có thể là một đặc điểm ngoại hình. Truyện cười nhằm mục đích đen tới cho người đọc tiếng cười sảng khoái để quên đi những giờ phút lao động mệt nhọc, hoặc những lo toan hằng ngày trong cuộc sống. Thông qua cái cười, tiếng cười mà đã kích, lên án những thói hư tật xấu của con người.
 
Nhân vật truyện cười được chia thành hai loại. Loại nhân vật hài hước và loại nhân vật châm biếm, đã kích. Tuy vậy không thể phân biệt được một cách rõ ràng nhân vật hài hước và nhân vật châm biếm.
 
'''''b. Nhân vật giai thoại'''''
 
Trong giai thoại không có một hệ thống nhân vật đông đảo phong phú như trong các thể loại khác. Ở đó có rất ít nhân vật, thường là chỉ một hai nhân vật mà thôi. Giai thoại tập trung xây dựng nhân vật trung tâm, nhân vật chính, họ không phải là đối tượng để cười như nhân vật truyện cười mà họ đóng vai trò là người chủ động đặt tình thế cho đối tượng cười và cái cười phải bật ra. Họ là những con người thông minh, hóm hỉnh và giảo hoạt. Họ được xây dựng từ những nguyên mẫu có thật với lai lịch rõ ràng như tên, tuổi, quê quán, vợ con, quá trình học hành...
 
Hệ thống nhân vật trong truyện kể dân gian vô cùng đa dạng và phong phú cả về số lượng, chủng loại (Thần, vật thần, bán thần, người, vật), bản chất (Tốt, xấu, bản thể). Thế giới nhân vật là yếu tố quan trọng nhất chi phối toàn bộ cốt truyện và quá trình diễn biến của truyện, là linh hồn của những câu truyện kể dân gian. Nghiên cứu về hệ thống nhân vật là công việc quan trọng và cần thiết của bộ môn Thi pháp văn học dân gian. Thông qua hệ thống nhân vật ta thấy được sự trưởng thành trong nhận thức của người xưa về tự nhiên, xã hội cũng như chính bản thân của con người. Nhận thức của họ có sự chuyển biến rõ rệt từ cái nhìn hiện tượng chuyển dần vào bản chất của tự nhiên và đời sống, đồng thời ngày càng mang tính nhân văn sâu sắc. Từ cái nhìn siêu hình của thế giới tâm linh đến cái nhìn khoa học hơn.
 
Cách xây dựng nhân vật cũng có những thay đổi lớn, từ những nhân vật thần thánh xa vời với cuộc sống con người đến các nhân vật bán thần rồi cuối cùng đến nhân vật là con người với những đặc điểm sinh học, tính cách, hành động, sinh hoạt và lý lịch rất đời thường. Thông qua quá trình nghiên cứu thế gới nhân vật trong truyện kể dân gian giúp chúng ta thấy được những quan niệm, nhận thức của người xưa về tự nhiên, con người và xã hội. Hiểu được thế giới tâm hồn, những mong muốn, khát khao được giửi gắm qua nhân vật, ở đó ta cũng tìm thấy cả một tâm hồn Việt đậm đà bản sắc và giàu tính nhân văn. Nghiên cứu nhân vật trong truyện kể dân gian nói riêng và thi pháp văn học dân gian nói chung cho ta nhiều kiền thức thiết thực, nhiều bài học và kinh nghiệm đáng quý. Thiết nghĩ đây là một khoa học cần thiết và quan trọng cần được quan tâm, đầu tư, nghiên cứu nhiều hơn nữa.
 
==Phân loại==